Một trong những phương pháp thử thai đơn giản, nhanh chóng nhưng có độ chính xác cao và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là que thử thai. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em rơi vào tình huống “dỡ khóc dỡ cười” khi thử thai báo 2 vạch nhưng siêu âm, xét nghiệm máu vẫn không có thai. Vậy nguyên nhân do đâu “trì hoãn” tin vui của bạn?
1. Vì sao que thử thai 2 vạch nhưng lại không có thai?
Nguyên lý hoạt động của que thử thai là phát hiện nồng hormone hCG trong nước nước tiểu, khi phụ nữ đã mang thai, lượng hCG sẽ cao hơn khi không có thai. Kết quả thử thai bằng cách này có độ chính xác cao, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra sai lệch trong quá trình sử dụng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng que thử thai 2 vạch nhưng lại không có thai:
1.1 Mang thai trứng
Thai trứng hay còn gọi là chửa trứng, đây là một tình trạng thai nghén bất thường. Khi bị thai trứng, nồng độ hCG vẫn sẽ tăng cao và que thử thai cũng cho ra 2 vạch nhưng khi siêu âm sẽ không tìm thấy tim thai.
1.2 Thai ngoài tử cung
Trứng được thụ tinh nhưng không di chuyển vào trong tử cung mà phát triển bên ngoài, thường ở vòi trứng, sau một thời gian sẽ bị vỡ gây chảy máu ồ ạt và nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị thai ngoài tử cung, lượng hCG cũng tăng cao và thử que 2 vạch nhưng thường bạn sẽ bị băng huyết, rong huyết và đau bụng.
1.3 Đang tiêm hCG
Trong trường hợp bạn đang tiêm hCG để điều trị vô sinh, hiếm muộn thì điều này có thể dẫn đến kết quả que thử thai 2 vạch mà không có thai.
1.4 Mua nhầm que thử thai kém chất lượng
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu que thử thai giả hoặc kém chất lượng. Nếu mua nhầm những sản phẩm này thì kết quả thử thai sẽ không đáng tin cậy. Do đó, khi mua que thử thai bạn nên lưu ý phải có tem chống hàng giả của công ty, còn hạn sử dụng và bao bì không bị hở.
1.5 Dùng que thử thai sai cách
Dùng que thử thai sai sách có thể dẫn đến kết quả không chính xác (Nguồn: Internet)
Không phải ai cũng biết cách sử dụng que thử thai và nếu dùng không đúng hướng dẫn thì sẽ làm cho kết quả thử thai bị sai lệch.
1.6 Rối loạn kinh nguyệt kéo dài
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt thời gian dài và quan hệ không dùng biện pháp phòng ngừa cũng sẽ dễ làm vạch thứ 2 trên que thử thai xuất hiện nhạt màu. Một số chuyên gia lý giải về điều này là do bạn quá lo lắng làm nồng độ hormone tăng cao và khiến kết quả không chính xác.
1.7 Ung thư hoặc do kháng thể
Một số loại tế bào ung thư có thể sản xuất ra các hormone tương tự như hormone thai kỳ. Ngoài ra, một số kháng thể xuất hiện trong máu cũng có thể gây cản trở cho xét nghiệm hCG, dẫn đến kết quả dương tính trong khi người phụ nữ không hề mang thai.
2. Các kết quả que thử thai 2 vạch thường gặp
2.1 Que thử thai 2 vạch, 1 đậm 1 mờ
Nếu bạn đã bị trễ kinh nhưng que thử thai vẫn chỉ là 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Đây là kết quả có thể có thai nhưng chưa chắc chắn. Những trường hợp này, bạn nên đợi thêm một vài ngày rồi thử que lần tiếp theo. Thông thường, sau khoảng vài ngày, nồng độ hCG sẽ nhiều hơn trước và que thử thai sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn chắc chắn mình đã dùng đúng theo chỉ dẫn ghi trên bao bì hoặc đổi que thử thai khác mà kết quả vẫn tương đương thì hãy đến gặp bác sĩ, làm xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân.
2.2 Que thử thai 2 vạch mờ
Tương tự như trường hợp thử que 2 vạch 1 vạch mờ, bạn cũng nên đợi thêm một vài ngày sau rồi thử que lại lần nữa. Nếu kết quả vẫn như cũ thì cách tốt nhất là thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa. Lựa chọn xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu đều được.
2.3 Que thử thai 2 vạch đậm
Que thử thai 2 vạch đậm thì là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai (Nguồn: Internet)
Nếu kết quả que thử thai 2 vạch đậm thì đây là dấu hiệu cho biết quá trình thụ thai đã thành công. Để chắc chắn hơn, bạn có thể thử thêm với một vài que thử khác.
3. Cần làm gì sau khi thử thai 2 vạch?
Sau khi nhận được kết quả que thử thai 2 vạch, bạn có thể biết rằng mình đã mang thai nhưng chưa chắc chắn. Vì thế, bạn nên thực hiện thêm các bước sau đây:
- Khám thai sớm. Nếu que thử thai 2 vạch kèm theo các dấu hiệu có thai như chậm kinh, buồn nôn,... thì bạn nên đến bệnh viện khám và siêu âm để xác nhận lại việc mang thai của mình.
- Nếu đã mang thai, cần nhớ rõ lịch thăm khám, siêu âm, xét nghiệm trong thai kỳ. Đặc biệt, không bỏ lỡ các bước quan trọng tầm soát sức khỏe thai nhi.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống một số loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ
- Chuẩn bị về tâm lý, vật chất và sức khỏe để có một thai kỳ tốt nhất.