Ngày hội Sữa học đường cho trẻ em mầm non TP Đà Nẵng do TP Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, Hiệp hội sữa Việt Nam cùng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk tổ chức.
Đây là một hoạt động nhằm hưởng ứng kỷ niệm 20 năm ngày Sữa học đường Thế giới – thu hút nhiều phụ huynh, học sinh đến từ các trường trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành quyết định 1340/QĐ – TTg ngày 08/7/2016 phê duyệt chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Nhiều phụ huynh và trẻ em tham gia chương trình Ngày hội sữa học đường Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên ở miền Trung và một trong năm tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai sớm nhất chương trình Sữa học đường. Đề án Sữa học đường tại Đà Nẵng giai đoạn đầu (2016-2017) từng được thực hiện tại 5 quận, huyện nơi có trẻ em khó khăn ở tất cả các loại hình cơ sở giáo dục mầm non. Cho đến năm học 2018-2019, quy mô chương trình được mở rộng ra phạm vi toàn thành phố với sự tham gia của 330 trường học, cơ sở giáo dục với số lượng trẻ tham gia uống sữa là hơn 47.000 trẻ em.
Sau năm học 2018 – 2019 thực hiện chương trình Sữa học đường, phản ánh từ các nhà trường cho thấy các cháu đều vui vẻ, hào hứng tham gia uống sữa tại trường.
Kết quả thu nhận được rất tích cực: tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi giảm đi rõ rệt chỉ còn 0,4%. Chương trình Sữa học đường đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối từ các ban ngành và các bậc phụ huynh đối với cách thức triển khai cũng như về chất lượng sữa của Vinamilk được sử dụng trong các cơ sở giáo dục.
Tất cả đều mong muốn đề án Sữa học đường sẽ được triển khai tiếp tục trong giai đoạn năm 2021-2025. Điều này không chỉ thể hiện sự quyết tâm đồng lòng, tinh thần trách nhiệm cao từ các cơ sở giáo dục mà còn thể hiện sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đầu tư nguồn lực có hiệu quả của các cấp chính quyền, các Ban ngành đoàn thể của thành phố và sự đồng thuận của quý phụ huynh học sinh cùng đông đảo người dân chung tay cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai Việt Nam.
Chương trình Sữa học đường đã được triển khai ở nhiều địa phương
Theo Tạp chí Y khoa hàng đầu Lancet, Việt Nam thuộc các nước đang phát triển còn đang đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Do đó, chương trình Sữa học đường chính là lời giải cho bài toán khó về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, và là một giải pháp tối ưu để bổ trợ cho bữa ăn học đường.
Những lợi ích mà chương trình sữa học đường đem lại cho lứa tuổi học đường được đánh giá là rất tích cực như tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân giảm từ 3.6% (2015) xuống 2.2% (2016) tại Bắc Ninh, từ 1.67% xuống 1.45% tại Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT); tỉ lệ SDD thấp còi giảm từ 5.30% (2015) xuống 3.70% (2016) tại Bắc Ninh, từ 2.72% xuống 2.56% tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hơn nữa, chương trình Sữa học đường nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các cấp, các ngành và đông đảo cộng đồng, cụ thể tại Hà Nội hiện tại đã có đến hơn 1 triệu học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình Sữa học đường trên toàn địa bàn Hà Nội, đạt tỷ lệ 87,7%.
Chương trình sữa học đường Thế giới đã được triển khai từ rất sớm tại hơn 30 Quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và đến năm 2000, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã chính thức chọn ngày thứ 4 cuối cùng của tháng 9 hàng năm là ngày Sữa học đườngThế giới và ngày này nhanh chóng trở thành sự kiện thường niên được tổ chức tại nhiều Quốc gia nhằm tôn vinh lợi ích thiết thực về sức khỏe, dinh dưỡng mà chương trình đem lại cho lứa tuổi học đường. Không dừng ở việc giúp cải thiện phát triển chiều cao, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường, chương trình sữa học đường còn góp phần giáo dục trẻ em hình thành thói quen uống sữa hàng ngày và hiểu rõ lợi ích dinh dưỡng của khẩu phần ăn đối với cơ thể. Tại Châu Á, Nhật Bản thực hiện chương trình ngay sau Thế chiến thứ 2 và được xem là hình mẫu thần kỳ với kết quả đáng kinh ngạc: chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật từ mức 1m50, thấp gần nhất Châu Á, lên mức 1m72 như ngày nay. Ngoài ra, theo báo cáo năm 2007 tại Nhật Bản, thông qua chương trình sữa học đường 7,08 triệu trẻ em trong 99,2% trường tiểu học và 2,9 triệu học sinh trong 85,8% trường trung học cơ sở đã có bữa trưa hoàn chỉnh. Thái Lan cũng đã triển khai chương trình sữa học đường thành công từ năm 1992 cho trẻ từ 3-12 tuổi, nâng sản lượng sữa tiêu thụ hàng năm trên đầu người từ 2 đến 31 lít trong giai đoạn 1988-2011, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 51% năm 1980 xuống dưới 10% năm 2006 và đến năm 2010 thì chiều cao tăng thêm 5cm/năm. |
Nhiều người Ấn Độ biểu tình phản đối lệnh cấm thuốc lá điện tử - Sau khi Chính phủ Ấn Độ đưa ra lệnh cấm bán, nhập khẩu và sản xuất thuốc lá điện tử, nhiều người dân đã xuống đường biểu ...
Cập nhật chẩn đoán và điều trị mất ngủ bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại - Hội nghị Khoa học kỹ thuật lần thứ XV và Đào tạo liên tục Y học cổ truyền năm 2019 với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và ...