Hơn 3.000 bệnh nhân đã điều trị hết Covid-19 bằng phương pháp Y học cổ truyền

Trong thời gian qua, thuốc y học cổ truyền của Việt Nam đã tham gia vào điều trị và kết hợp với y học hiện đại để điều trị có kết quả cụ thể đối với nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19.

Ngày 20/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo Báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y học cổ truyền trong phòng, chống dịch COVID-19. Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp cùng Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội tổ chức. 

Hội thảo được kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố và có sự tham dự của lãnh đạo các Sở Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y….các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực y, dược cổ truyền.

a
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo 

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện Việt Nam đã bao phủ hầu hết vắc xin phòng chống dịch Covid-19 cho các đối tượng. Tuy nhiên, gần như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân mắc COVID-19. Tới nay, chỉ dùng thuốc ức chế sự phát triển của virus và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàn một số loại thuốc : “Việt Nam luôn tìm kiếm thêm các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả trong mỗi giai đoạn phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong việc điều trị bệnh COVID-19 cần được phát huy và thực hiện trong thời gian tới”. 

Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã tóm tắt quá trình triển khai Quyết định số 4539/QĐ-BYT ngày 25/9/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời sử dụng y, dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19. 

Tại hội thảo còn có báo cáo tham luận của các đơn vị như Học viện Y, Dược học cổ truyền Việt Nam, bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an, Viện y dược học dân tộc TPHCM, bệnh viện y học cổ truyền TPHCM, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai…cùng một số tham luận của các doanh nghiệp đã triển khai các nghiên cứu, phát sản phẩm, thuốc cổ truyền trong phòng chống COVID-19.  

Theo đó, các báo cáo đã chia sẻ về quá trình thử nghiệm, sử dụng tạm thời y học cổ truyền để phòng bệnh, điều trị bệnh nhân F0 không triệu chứng, F0 nhẹ, bệnh nhân hậu Covid và kết quả thực tiễn. 

Các bài thuốc y học cổ truyền đang được áp dụng bước đầu ghi nhận kết quả tốt, cải thiện hiệu quả 16/21 triệu chứng, bệnh nhân không bị chuyển biến cấp độ nặng, giảm mạnh các triệu chứng ho sốt, chuyển biến tử vong thấp, mức độ âm tính nhanh. Chi phí điều trị cũng thấp, dưới 1 triệu đồng/1 bệnh nhân. 

Sơ bộ đánh giá kết quả cho thấy các sản phẩm và phương pháp y học cổ truyền đạt hiệu quả tốt, đồng thời cũng nhận được các phản hồi tốt từ bệnh nhân. 

a
Điểm cầu tại Cty TNHH Vạn Xuân trong buổi tham luận tại hội thảo 

Tại TPHCM cùng một số tỉnh, thành phía Nam, việc giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.

Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về điều trị, triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần phối hợp cùng sử dụng gói thuốc đông y.

Trên cơ sở trao đổi và thống nhất với TPHCM, Bộ Y tế và Công ty TNHH Vạn Xuân trong thời gian qua đã triển khai thí điểm chương trình điều trị gói thuốc đông y có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng với mô hình 3 tại chỗ: xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ.

Kết quả thực tế, đã có hơn 3.000 ca F0 sử dụng bộ sản phẩm F0 Vạn Xuân đã khỏi bệnh. Không có trường hợp chuyển nặng, thời gian xuất viện trung bình 8 ngày, chưa ghi nhận tác dụng phụ của sản phẩm. Đây là báo cáo của Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai. 

Bộ sản phẩm điều trị F0 trên đã được Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Nai công nhận đề tài nghiên cứu khoa học.

Đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM chia sẻ, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các bác sĩ tại bệnh viện đã và đang điều trị cho những trường hợp F0 và đặc biệt các trường hợp phục hồi sau bị bệnh COVID-19 bằng y dược cổ truyền đều đạt kết quả tốt. 

Viện y dược học dân tộc TPHCM cũng kết luận rằng, viện đã điều chỉnh và ứng dụng kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại một cách nhịp nhàng, theo các nhóm đối tượng khác nhau và đã mang lại kết quả khả quan. Trong 2 tháng điều trị, đã tiếp nhận và điều trị được 1.916 lượt người dân là các F0 có triệu chứng nhẹ và chưa có triệu chứng. Trong đó, 1.458 bệnh nhân khỏi bệnh, cấp cứu và chuyển tuyến điều trị 63 bệnh nhân. 

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh để tiếp tục hoàn thiện thể chế và được cấp phép đi vào hoạt động trong cuộc sống. Thứ trưởng đề nghị Cục Y dược cổ truyền cần tham mưu ý kiến từ các chuyên gia y học cổ truyền và các cơ quan liên quan để đề suất sớm các cơ chế để Bộ Y tế ban hành văn bản trình Thủ tướng cho phép chính thức sử dụng y học cổ truyền trong điều trị Covid-19. 

Đồng thời, Cục cần tổ chức tập huấn, cập nhật các bài thuốc hay cổ truyền để cán bộ y tế, người dân biết và sử dụng để phòng, chống COVID-19 một cách sẵn sàng, hiệu quả.