Kính áp tròng chỉnh hình giác mạc Ortho-K (Orthokeratology)
Kính Ortho-K (Orthokeratology) thực chất là kính chỉnh hình giác mạc, còn được gọi là kính áp tròng chỉnh hình giác mạc. Đó là một loại kính áp tròng đặc biệt. Loại kính áp tròng này cần phải tiếp xúc trực tiếp với giác mạc.
Bạn có thể đeo trước khi đi ngủ vào buổi tối, đeo suốt đêm, sáng dậy bạn tháo ra. Trong suốt giấc ngủ ban đêm, kính sẽ từ từ chỉnh hình giác mạc. Ban ngày bạn không cần đeo, bằng cách này làm cho mắt cận của bạn sẽ không tăng độ quá nhanh.
Điểm khác biệt giữa kính áp tròng Ortho-K và kính áp tròng thông thường là sau khi tháo kính áp tròng thông thường ra, thị lực sẽ bị mờ đi, còn kính áp tròng Ortho-K hơi giống chỉnh nha, sau khi tháo kính ra, thị lực rất sắc nét, thị lực không đeo kính có thể đạt 1.0 (Mức thị lực 1.0 hay còn là mức thị lực 20/20. Thị lực 20/20 là thị lực chuẩn của người. Điều này có nghĩa là thị lực phải đọc rõ dòng nhỏ nhất thứ 8 trong bảng đo thị lực)
Kính Ortho-K có thể làm chậm quá trình tăng độ cận thị
Trẻ em đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc Ortho-K phải trên 8 tuổi. Vì trẻ ở độ tuổi này có khả năng chăm sóc bản thân tốt hơn nên trẻ thoải mái hơn khi đeo và tháo kính Ortho-K.
Ngoài thanh thiếu niên có thể đeo kính Ortho-K, người lớn cũng có thể đeo. Hiện tại có bốn phương pháp phổ biến để điều chỉnh độ cận thị:
① Phẫu thuật Laser cận thị
② Đeo kính có gọng
③ Đeo kính áp tròng
④ Đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc Ortho-K.
Đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc Ortho-K có thể làm chậm quá trình tăng độ cận thị. Nhiều người cận thị đeo kính cận thông thường tăng độ cận thị mỗi năm từ 0,50 Đi-ốp (Dioptre) đến 1, 00 Đi-ốp (Dioptre), nhưng nếu họ đeo kính áp tròng chỉnh hình giác mạc Ortho-K, trong hai năm tăng độ cận thị chỉ 0,50 Đi-ốp (Dioptre) và tốc độ tăng độ cận thị chậm lại đáng kể.
Mặc dù phương pháp phẫu thuật cận thị bằng Laser hiện đang rất phổ biến nhưng chỉ phù hợp với người lớn trên 18 tuổi và có độ cận thị ổn định.
Một chuyên gia đo thị lực tại Bệnh viện Mắt Tây An Hoa Hạ (Trung Quốc) giải thích rằng, so với kính áp tròng thông thường, độ dày của hai loại này là tương đương nhau, nhưng sự khác biệt lớn nhất của loại kính Ortho-K là chúng hơi cứng hơn kính áp tròng thông thường một chút. Nếu quá mềm, chúng sẽ không có tác dụng chỉnh hình, vì vậy kính Ortho-K cứng hơn nên việc đeo vào và tháo ra thuận tiện dễ dàng hơn.
Khi mới đeo, bạn sẽ cảm thấy có gì đó trong mắt, nhưng khi nhắm mắt ngủ thì bạn cảm nhận rất bình thường, vì vậy nó phù hợp để đeo vào ban đêm, cho phép bạn thoải mái đeo khi ngủ.