Tư vấn từ lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM.
Đọc giả có thể nghe hoặc đọc chi tiết
Chỉ số AFP càng cao khả năng ung thư càng lớn
Bằng các kết quả sau khi xét nghiệm máu, ta có thể tìm thấy dấu hiệu chỉ báo của bệnh ung thư gan thông qua các chỉ số AST, ALT và đặc biệt là AFP.
ALT và AST là hai xét nghiệm có ích để phát hiện tổn thương gan, chúng là hai loại enzyme (men) được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào của gan và thận. Ở người khỏe mạnh, mức độ ALT và AST trong máu thấp (chỉ số <40 UI/ ml). Khi gan bị bệnh hoặc có tổn thương, ALT và AST được phóng thích vào trong máu, gây chỉ số cao hơn bình thường khi xét nghiệm.
AFP - Alpha Fetoprotein - đây được coi như một chất chỉ điểm đối với một số loại ung thư (nhất là ung thư gan nguyên phát).
Ở người bình thường nồng độ AFP < 25 UI/ml. Khi bệnh nhân bị ung thư gan nồng độ AFP tăng lên: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/ml. Khoảng 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml và khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml.
Khi nồng độ AFP càng cao, khả năng mắc ung thư càng lớn (75% trường hợp người có chỉ số AFP tăng, thì có 90% khả năng bị ung thư tế bào biểu mô gan). Tuy nhiên cũng có một vài bệnh khác ở gan cũng có thể gây tăng AFP, như viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, có thai....
Xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán ung thư gan, nếu nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có "khối giảm âm" thì có thể khẳng định là bệnh nhân có ung thư gan.
Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp với chụp CT có cản quang để tìm "hình ảnh choáng chỗ" của khối u do "tăng sinh mạch máu".