Bệnh nhân đến khám với bệnh sử 18 tháng bị đau lưng, sốt về chiều, chán ăn, sụt cân. Được chẩn đoán là bị lao cột sống thắt lưng, bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn theo phác đồ kháng lao với bốn loại thuốc kháng lao. Sau 12 tháng uống thuốc, tình trạng đau lưng của bệnh nhân có cải thiện nhưng bụng vẫn to, căng tức, khó chịu do vẫn còn mủ lao trong cột sống.
Ê kíp bác sĩ dọn sạch ổ lao, phá vỡ thành áp xe, lấy hết mủ trong cột sống bệnh nhân
Tại bệnh viện, kíp mổ của TS.BS Võ Văn Sĩ, Khoa Ngoại Thần Kinh – Cột sống đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp dẫn lưu nạo vét hoại tử bã đậu trong ổ áp xe. Sau hơn một giờ phẫu thuật, kíp mổ đã lấy ra được 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu.
TS.BS Võ Văn Sĩ cho biết, đây là trường hợp lao cột sống diễn biến phức tạp khi bệnh nhân dù phát hiện sớm hơn 1 năm và được điều trị bảo tồn với với phác đồ 4 thứ thuốc nhưng không khỏi buộc phải phẫu thuật để dọn sạch ổ lao, phá vỡ thành áp xe, lấy hết mủ, mô bã đậu và xương chết tạo điều kiện tốt để thuốc kháng lao tiêu diệt vi trùng.
Các bác sĩ cho biết thêm, nếu trước đây điều trị lao cột sống bảo tồn theo phác đồ trong thời gian 01 năm là có thể khỏi bệnh nhưng hiện nay việc điều trị lao cột sống ngày càng phức tạp.
Ngày nay, tỷ lệ lao cột sống nói riêng và lao nói chung giảm nhiều do chất lượng cuộc sống ngày càng cao nhưng quá trình điều trị lại phức tạp hơn khi sử dụng thuốc kháng lao không khỏi buộc phải dùng đến giải pháp là phẫu thuật tránh biến chứng.
Trường hợp bệnh nhân vi trùng ăn vô xương sống phải phẫu thuật để dọn sạch ổ lao gây chèn ép tuỷ sống hay rễ thần kinh./