Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Mệt mỏi kinh niên, coi chừng thiếu máu !

(VOH) - Thiếu máu là tình trạng bệnh lý do cơ thể người bệnh thiếu hồng huyết cầu, hay tuy còn đủ tế bào máu nhưng lại thiếu huyết cầu tố, chất màu đỏ với chức năng tải dưỡng khí.

Ở thị thành lại thiếu máu

Thiếu máu vì thế đến lúc nào đó đồng nghĩa với tế bào thiếu dưỡng do máu tuy vẫn chạy tới chạy lui nhưng chỉ nặng phần trình diển vì quên mang theo… dưỡng khí. Điểm éo le thường dính dáng với nguyên nhân gây bệnh.

Trong trường hợp có lý do hoại huyết rõ ràng như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tủy xương, bệnh huyết học, chấn thương... thiếu máu sau đó là chuyện đương nhiên. Đáng lo ở đây, theo thống kê năm 2016 của nhiều hãng bảo hiểm phương Tây, thiếu máu lại chiếm tỷ lệ đáng lo ngại ở người dân chốn thị thành!

Ảnh minh họa

Đáng nói hơn nữa là tình trạng thiếu máu lại được phát hiện ở người có cuộc sống vật chất không thiếu thốn. Phần lớn nạn nhân là người có công ăn việc làm! Không ít trong số họ thậm chí có đủ kiến thức bảo vệ sức khỏe!

Với nhà nghiên cứu về “hội chứng mệt mỏi kinh niên”, căn bệnh đang được y sĩ đoàn châu Âu cảnh báo trong thập niên vừa qua, đáng lưu tâm chính là sự hiện diện rất thường của tình trạng thiếu máu trước khi hội chứng này lộ diện và ngày càng rõ nét khi nạn nhân thực sự hết pin.

Càng trẻ càng thiếu máu?

Theo kết quả của một đợt khám sức khỏe cho hàng trăm nhân viên văn phòng rất trẻ, quả thật đáng ngạc nhiên trước tỷ lệ thiếu máu, trong số đó 80% là nữ giới, cao gấp đôi tỷ lệ đã được công bố ở các nước châu Âu! Không thể xem thường thiếu máu, không chỉ vì hậu quả mà vì thường không dễ xác minh nguyên nhân.

Điều đó có nghĩa là thầy thuốc dễ bỏ sót bệnh này, nhất là khi thiếu máu thường diễn tiến âm ỉ khiến ngay cả bệnh nhân cũng không mấy khi nghi ngờ.

Cách phát hiện bị thiếu máu

Bên cạnh cách đơn giản là theo dõi định kỳ và đánh giá công thức máu. Nếu loại bỏ được các căn bệnh hoại huyết, các lý do dưới đây nên được lưu ý nếu muốn ngăn chặn “hội chứng mệt mỏi kinh niên”. Đó là:

 - Tình trạng có kinh kéo dài hơn 5 ngày, đặc biệt ở nhiều đối tượng trẻ chưa lập gia đình. Người bị rối loạn kinh nguyệt vì thế nên đến thầy thuốc để tầm soát nguyên nhân, cụ thể là theo dõi nội tiết tố giới tính.

- Viêm loét dạ dày tá tràng, hay thường gặp hơn nữa ở xứ mình. Viêm đại trường mãn không được chữa trị đến nơi đến chốn do người bệnh vừa thấy thuyên giảm thì ngưng thuốc!

- Trĩ - đòn bẩy hàng đầu của thiếu máu, phần vì bệnh tất nhiên gây mất máu, phần do bệnh nhân không mấy người vui vẻ đến thầy thuốc vì vừa mắc cỡ, vừa sợ đau!

- Lạm dụng thuốc cảm cúm mặc dù hãng thuốc nào cũng đề cập tác dụng hoại huyết của thuốc trong tờ bướm nhưng chỉ mong người mua thuốc đừng “đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng". Tình trạng này trầm trọng hơn nhiều ở người dân chốn thị thành, nơi nhiều người dường như không có thời giờ để áp dụng các phương pháp giải cảm không cần dùng thuốc như xông hơi, tắm thuốc ... thay vào đó là khuynh hướng nuốt nhanh viên thuốc cảm, thuốc giảm đau cho rồi.

- Làm việc trong văn phòng đóng kín với máy lạnh chạy hết công suất lại thêm chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu khiến cơ thể thiếu sắt, thiếu đạm, 2 nhân tố cần thiết cho cấu trúc khỏe mạnh của huyết cầu tố.

Tế bào chắc chắn không thể khỏe nếu thiếu dưỡng khí kéo dài năm này qua tháng khác. Nhưng nếu chỉ có thế quả thật quá may mắn cho nạn nhân. Đằng này tế bào khi không đủ ăn lại phản ứng sai lầm! Hậu quả là nếu không trong khâu dẫn truyền thần kinh thì cũng trong tiến trình tổng hợp nội tiêt tố phải có rối loạn nào đó.

Không lạ gì nếu thiếu máu bao giờ cũng là MC (người dẫn chương trình) trong chương trình “đồng hành cùng hội chứng mệt mỏi kinh niên”. 

>>>> Xử lý khi bị thiếu máu não dẫn đến đột quỵ

Thiếu máu uống thuốc gì để nhanh chóng 'đẩy lùi' bệnh: Thiếu máu là chứng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những người có chế độ ăn uống thiếu chất sắt. Vì thế, câu hỏi thiếu máu uống thuốc gì luôn được nhiều người quan tâm.
Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?: ( VOH ) Bệnh thiếu máu nếu không được điều trị tích cực sẽ là tác nhân gây hại sức khỏe. Vậy bệnh thiếu máu nguy hiểm không mà khiến nhiều người lo lắng đến vậy ?
Bình luận