Ngày Tết ăn gì kiêng gì?

(VOH) - Tết đến xuân về là thời gian mọi người quây quần đầm ấm trong bữa cơm gia đình. Nếp sinh hoạt tạm thời cũng thay đổi nhiều về giờ ăn, cơ cấu và chủng loại món ăn.

Nhiều người thường có khuynh hướng ăn uống nhiều hơn, thoải mái hơn, dễ đàng bỏ qua những quy tắc ăn uống phù hợp với bản thân. Nhưng chỉ dăm ba bữa Tết, nếu không chú ý cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Các gia đình thường ăn những món ăn sẵn, chế biến lại như xôi, bánh chưng rán, nem rán hay ăn vặt như kẹo ngọt, bánh ngọt… Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa nhiều hơn so với ngày thường.

Nên ăn gì ngày Tết

Đừng tặc lưỡi "Tết mà" để rồi bỏ qua chế độ ăn uống cân bằng, nhất là với người có bệnh mạn tính. Thực phẩm trong ngày Tết đều thuộc nhóm giàu đạm, chất béo và tinh bột, hàm lượng calo cao.

Đây là khoảng thời gian chúng ta nghỉ ngơi dài ngày, ngừng làm việc và lao động nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm so với ngày thường. Khi ăn quá nhiều sẽ khiến cân nặng tăng nhanh.

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Rau chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giảm hấp thu chất béo, không chế lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể. 

Ăn đủ bữa, không ăn dồn, ăn quá bữa, bỏ bữa đều là "hành hạ" bao tử của bạn; Không nên bỏ qua bữa sáng và cố gắng không ăn nhiều vào bữa tối, nhất là việc ăn quá khuya

Thanh lọc cơ thể bằng trà, nước dừa, nước lọc, bổ sung nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày.

"Bí kíp" để tránh ăn quá nhiều là uống một cốc nước trước mỗi bữa ăn khoảng 15- 20 phút. Nước tạo cảm giác đầy bụng và no ngang nên sẽ khiến chúng ta ăn ít lại, không nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Bạn cũng có thể uống các loại nước ép trái cây ít ngọt, nước detox. 

Với người cao tuổi cần ăn đúng giờ, đủ chất, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều các loại dưa muối.

bua an ngay tet
"mâm cao cỗ đầy" ngày Tết. Ảnh minh họa

Kiêng gì ngày Tết

Các thực phẩm mứt tết thường rất ngọt, người lớn và trẻ nhỏ cần hạn chế thực phẩm nhiều quá nhiều đường.

Tiết chế việc uống nhiều nước ngọt, bia rượu, nhất là việc kết hợp hai loại nước này có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu lượng cồn trong cơ thể vượt mức cho phép, lợi khuẩn sẽ bị quá tải và tiêu diệt.

Khi lợi khuẩn bị thiếu hụt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh dễ bị phá vỡ, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa sẽ bị bào mòn, gây rối loạn tiêu hóa, nguy cơ viêm loét dạ dày...

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như thịt mỡ, bơ, format, nội tạng động vật, các món xào rán... 

Với trẻ nhỏ nếu để uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh ngọt trước hoặc trong khi ăn sẽ dẫn tới có cảm giác no, dẫn đến chán và bỏ ăn. Hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán, chất béo, tăng cường cho trẻ các loại hạt 

Tránh dự trữ, tích trữ quá nhiều thực phẩm, mỗi bữa ăn đều "mâm cao cỗ đầy" vì có thể khiến chúng ta phải ăn ráng, ăn thức ăn cũ. Không nên hâm nóng lại thức ăn thừa nhiều lần để ăn, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm vì đã bị biến chất và có sự xâm nhập của vi khuẩn.

Quan niệm dân gian tại mỗi vùng miền lại có tục kiêng những món ăn khác nhau trong ngày Tết. Một số nơi kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, mực, hột vịt lộn… để tránh xui xẻo cả năm. Nhiều người kiêng ăn sầu riêng vì tên trái cây này gợi sự kém vui trong ngày đầu năm.