Điều này có nghĩa là một số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) sau khi đã khỏi bệnh, virus SARS-CoV-2 có trong phân vẫn có thể lây nhiễm.
Hãng tin Bloomberg đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Đại học HongKong trong một tuyên bố cho rằng, ngay cả khi bệnh nhân COVID-19 không có cảm giác khó chịu ở đường ruột, họ cũng có thể bị nhiễm Enterovirus trong một thời gian dài.
Phát hiện trên được công bố trên tạp chí Gut của Hiệp hội Y khoa Anh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và điều trị bệnh.
Trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhận định rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Những loại dịch tiết này thường được bắn ra từ miệng, mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người bệnh có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 khi các giọt bắn mang mầm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.
Tuy nhiên, trước đây cũng có nhà khoa học cho rằng virus SARS-CoV-2 trong phân của người bệnh cũng có thể lây nhiễm.
Tháng 2 năm nay, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 73 bệnh nhân và phát hiện ra rằng hơn một nửa trong số này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong phân của họ.
Các nhà khoa học tại Đại học HongKong đã tiến hành một nghiên cứu trên phân của 15 bệnh nhân COVID-19 và phát hiện có 7 bệnh nhân bị nhiễm virus ở đường ruột, nhưng một số người trong họ không bị buồn nôn, tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác liên quan đến đường ruột.
Cũng cần lưu ý rằng, 6 ngày sau khi bệnh nhân được chữa khỏi (kết quả xét nghiệm âm tính), ba trong số họ vẫn có các triệu chứng nhiễm Enterovirus còn hoạt động.
Giáo sư Ng Siew-chien, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh vật đường ruột tại Đại học Trung văn Hongkong (CUHK) cho biết trong một tuyên bố rằng những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc xét nghiệm thường xuyên cũng như mối đe dọa tiềm ẩn của việc lây truyền virus SARS-CoV-2 qua phân.
Theo thống kê của trang web worldometers, tính đến 6h sáng ngày 9/9 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận trên 27,6 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 900.000 ca tử vong và hơn 19,8 triệu ca hồi phục.
Mỹ vẫn là nước có nhiều ca nhiễm nhất trên thế giới với trên 6,5 triệu ca. Đứng thứ nhì là Ấn Độ (hơn 4,3 triệu ca), Brazil ở vị trí thứ ba (trên 4,1 triệu ca), kế đến là Nga (hơn 1 triệu ca).
Cập nhật dịch COVID-19 sáng 9/9: Việt Nam 7 ngày không có ca mắc mới - Theo tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trong vòng 12 giờ qua không có ca mắc mới. Như vậy đã qua 7 ngày, cả nước không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
An Nhiên (Theo Epochtimes)