Người được ghép giác mạc bằng phương pháp trên là một phụ nữ mắc “hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc” khá nặng. Bệnh này gây suy giảm thị lực.
Giáo sư Koji Nishida đang giới thiệu về kỹ thuật ghép giác mạc được nuôi cấy từ tế bào iPS Ảnh: Kyodo
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Koji Nishida tại Đại học Oska dẫn đầu, đã sử dụng các tế bào giác mạc cực mỏng (khoảng 0,05mm) được tạo ra từ các tế bào iPS của một cá nhân khác và được lưu trữ tại Đại học Kyoto để cấy ghép cho nữ bệnh nhân trên.
Ca cấy ghép được thực hiện vào ngày 25/7 vừa qua. Sau khi được ghép giác mạc, thị lực của bệnh nhân đã được cải thiện và đã xuất viện vào ngày 23/8.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân trên trong vòng một năm để quan sát hiệu quả và độ an toàn của vật cấy ghép.
Sắp tới đây, nhóm nghiên cứu dự định thực hiện thêm 3 ca ghép giác mạc tương tự.
Trước đây, Nhật Bản đã từng sử dụng tế bào iPS để điều trị lâm sàng các bệnh như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh tim mạch và bệnh Parkinson…