Trong đó, có 64 bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh trên 1 tỷ đồng.
Quý I/2023, toàn quốc cũng đã có 99 bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh trên 500 triệu đồng, 8 bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh trên 1 tỷ đồng. Trong số này, có nhiều bệnh nhân là trẻ em.
Đáng chú ý, trường hợp bệnh nhân sinh năm 2018, trú tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn khác của chuyển hóa carbohydrat” được BHYT chi trả mức cao nhất, lên tới 4,1 tỷ đồng.
Bệnh nhân sinh năm 2017, trú tại xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn chuyển hóa tyrosine”, được quỹ BHYT chi trả trên 3,5 tỷ đồng.
Trường hợp người bệnh nhân sinh năm 2017, trú tại tổ 15, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũng đã được quỹ BHYT chi trả gần 3,5 tỷ đồng khi điều trị bệnh “Rối loạn chuyển hoá Glycogen type 2 (Bệnh Pompe)”.
Một bệnh nhân khác sinh năm 2018, trú tại thôn Bình An, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang mắc bệnh “Tích lũy glycogen” được quỹ BHYT chi trả gần 3,1 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến ngày 20/4, có 40,4 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh BHYT, tăng tới 12,7 triệu lượt (45,9%) so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán hơn 3 tháng đầu năm là 26.976,3 tỷ đồng, tăng 7.697,3 tỷ đồng (39,9%) so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2022, số người đi khám, chữa bệnh BHYT là 150,6 triệu lượt, tăng 24,1 triệu lượt (19%), với số tiền đề nghị cơ quan bảo hiểm thanh toán là 106.682,2 tỷ đồng, tăng 18.874,5 tỷ đồng (21,5%) so với năm 2021. |