Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Những điều cần biết ở phụ nữ mãn kinh

(VOH) – Mãn kinh sẽ gây ra nhiều thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Mặc dù đây là vấn đề ai cũng phải đối diện nhưng không phải thời gian và triệu chứng mà phụ nữ mãn kinh gặp phải đều giống nhau.

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là tình trạng mất hẳn kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tục. Trong thời gian 12 tháng này, người phụ nữ vẫn có khả năng sinh sản tự nhiên. Mãn kinh không phải là bệnh mà là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự thoái hóa buồng trứng và suy giảm nội tiết tố nữ.

2. Phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi nào?

Tuổi mãn kinh tự nhiên trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 45 – 55 tuổi, tuy nhiên, nó sẽ không cố định ở tất cả mọi người.

nhung-dieu-can-biet-o-phu-nu-man-kinh-voh-0

Độ tuổi trung bình của tuổi mãn kinh là từ 45 - 55 tuổi (Nguồn: Internet)

Ở mỗi người phụ nữ khác nhau, quá trình và thời điểm mãn kinh cũng diễn ra khác nhau. Phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 được gọi mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được gọi là mãn kinh muộn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Di truyền: Nếu chị gái và mẹ có độ tuổi mãn kinh xa thì bạn cũng có thể sẽ xuất hiện mãn kinh trễ.
  • Quá trình sinh sản: Nếu bạn mang thai và sinh sản nhiều lần hay cho con bú trong thời gian dài thì bạn sẽ có khả năng mãn kinh trễ hơn.
  • Sức khỏe tổng thể cũng ảnh hưởng nhiều thời gian mãn kinh.

Ngoài ra, phụ nữ gặp phải tình trạng mãn kinh sớm hay muộn còn phụ thuộc vào những yếu tố tâm lý xã hội mà người đó đang trải qua.

Xem thêm: Bật mí những cách giúp bạn có đời sống 'chăn gối' thú vị ở tuổi mãn kinh

3. Dấu hiệu sắp mãn kinh

Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể gặp phải những rối loạn xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh, thường xảy ra khoảng 2-3 năm trước khi chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn và sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 năm sau khi mãn kinh. Một số trường hợp nặng nề các triệu chứng rối loạn có thể kéo dài hơn.

Các triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường được chia thành 3 nhóm:

3.1  Nhóm liên quan đến tình trạng kinh nguyệt

  • Kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn, có thể nhiều hoặc ít
  • Các kỳ kinh có thể xuất hiện không đều (trồi sụt giữa các tháng).
  • Lượng máu kinh có thể ra ít hơn. Trong trường hợp lượng máu ra trên 1 tuần, nhiều, máu vón cục hoặc bị ra máu sau giao hợp thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

3.2  Nhóm liên quan đến các triệu chứng vận mạch

  • Thay đổi nội tiết làm cho quá trình làm việc của hệ tuần hoàn, đặc biệt là mạch máu thay đổi, gây ra tình trạng nóng bừng mặt, lên cơn bốc hỏa, hay đổ mồ hôi, tim đập nhanh...
  • Có thể bị mất ngủ, giấc ngủ sâu ngắn hơn
  • Dễ bị ức chế và trầm cảm, dễ quên

nhung-dieu-can-biet-o-phu-nu-man-kinh-voh-1

Phụ nữ mãn kinh thường gặp phải những cơn bốc hỏa (Nguồn: Internet)

3.3  Liên quan đến các triệu chứng tại chỗ trên đường sinh dục

  • Giảm ham muốn
  • Âm đạo khô và đau rát khi quan hệ
  • Vùng kín dễ bị nhiễm trùng và ngứa
  • Niệu đạo có thể bị khô, dễ kích thích, thường đi tiểu đêm

Ngoài ra, phụ nữ tuổi mãn kinh còn hay bị tình trạng da dẻ kém đàn hồi, da khô gây ngứa ngáy. Các cơn ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, thậm chí ở vùng nhũ hoa.

Xem thêm: Ngứa đầu ti – 10 nguyên nhân gây ngứa khiến chị em không thể ngờ!

4. Phụ nữ mãn kinh giảm bớt các khó chịu bằng cách nào?

Ở tuổi trung niên, do các hoạt động trong cơ thể điều “xuống cấp” nên sẽ dễ làm xuất hiện nhiều vấn đề về bệnh nội khoa và một số triệu chứng tiền mãn kinh có thể sẽ trùng lặp với triệu chứng các bệnh lý nội khoa, chẳng hạn như các bệnh lý về huyết áp.

Do đó, việc thăm khám sức khỏe tổng quát là vô cùng quan trọng, nếu sớm phát hiện các bệnh lý nội khoa và điều trị ổn định, bạn sẽ loại bỏ được nhóm triệu chứng có liên quan về bệnh lý nội khoa.

Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh cũng nên quan tâm và thực hiện khám sức khỏe sinh sản định kỳ, bởi việc khám sức khỏe sinh sản định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ các vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc điều trị hiệu quả nếu thật sự có bệnh.

nhung-dieu-can-biet-o-phu-nu-man-kinh-voh-2

Không nên bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ khi bạn đang ở độ tuổi mãn kinh (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là bạn cần có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt để đối mặt với những vấn đề có thể xuất hiện trong giai đoạn mãn kinh. Các phương pháp có thể giúp bạn trải qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng thoải mái là:

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thích hợp để tinh thần được thư giãn, vui vẻ.
  • Có chế độ dinh dưỡng tốt. Cụ thể nên ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa tách béo, thủy hải sản...; thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ.... và thực phẩm chứa nhiều axit béo như các loại hạt, quả và dầu cá.
  • Phụ nữ mãn kinh cần duy trì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sự dẻo dai của hệ xương cơ, cũng như giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

Hiện nay, liệu pháp điều trị nội tiết thay thế đang được nhiều chị em áp dụng, không chỉ sử dụng bằng đường thuốc uống mà nhiều người còn sử dụng bằng các loại thảo dược hoặc thực phẩm. Việc bổ sung nội tiết tố sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề ở tuổi mãn kinh, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm tra trước khi sử dụng.   

Bạn có thể nghe thêm phần tư vấn của bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh về Hiện tượng mãn kinh ở phụ nữ qua audio bên dưới:

Bình luận