Đó là trường hợp sản phụ 35 tuổi, ngụ ở tỉnh Bạc Liêu có 2 lần mổ lấy thai trước đây. Trực tiếp theo dõi sát sao thai kỳ đến tuần thứ 35 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, lúc này, nhau đã xâm lấn đến bàng quang, thai phụ bị đau trằn. Gần sang đến tuần thứ 36, các bác sĩ đã quyết định phối hợp liên chuyên khoa để phẫu thuật mổ bắt con và dự kiến phải cắt bỏ tử cung.
Bác sĩ khám cho sản phụ
TS. BS Trần Nhật Thăng – Trưởng Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố cho biết, việc nhau bám chặt vào vùng tiền đạo đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam.
Trước đây, phương tiện kỹ thuật hạn chế nên chỉ cố gắng chuẩn bị thật nhiều máu và mổ thật nhanh để giảm chảy máu càng nhiều càng tốt, nhưng người bệnh vẫn phải đối diện với nguy cơ truyền tới vài lít máu, phải điều trị ở những bệnh viện hàng đầu mới tránh được trường hợp tử vong. Với kỹ thuật hỗ trợ chèn bóng vào động mạch chậu trong, từ đó giảm phần lớn máu đến vùng phẫu thuật, giúp cuộc mổ mất máu ít hơn, giảm thiểu rủi ro cho thai phụ. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng cho đối tượng thai phụ tại bệnh viện.
Tháng 10 thời tiết chuyển mùa, dễ mắc những bệnh nào? Tháng 10 là lúc thời điểm chuyển mùa, thời tiết thất thường, dễ mắc một số bệnh.