Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

“Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh”

(VOH) - Khi hệ tiêu hóa bé còn “non”, bé rất dễ bị táo bón. Táo bón nếu kéo dài ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của bé.

Tư vấn từ chuyên gia cho từng trường hợp cụ thể sẽ giúp quý phụ huynh yên tâm chăm con đúng phương pháp khoa học.

“Phòng ngừa táo bón, giúp bé hấp thu khỏe, bé thông minh” là chủ đề tư vấn sức khỏe do VOH phối hợp với Vinamilk  thực hiện

Chương trình diễn ra từ 9 giờ đến 10 giờ sáng 19/10/2017 trên website: voh.com.vn

Ngay từ bây giờ, quý vị có thể đặt câu hỏi tại đây.

Ảnh minh họa: internet

Như thế nào gọi là suy dinh dưỡng? Vì sao bé bị suy dinh dưỡng?

- Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng mất cân bằng cung - cầu về mặt năng lượng cho cơ thể, theo xu hướng âm nghĩa là năng lượng cung cấp từ khẩu phần ăn uống không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.

- Về nguyên nhân, đây là hệ quả của ba vấn đề chính  

Thiếu hụt cung cấp dưỡng chất cần thiết từ khẩu phần ăn uống hàng ngày,

Kém hấp thu hay hấp thu không hiệu quả các dưỡng chất,

Tăng tiêu tốn năng lượng do bệnh tật và các hoạt động sống.  

- Hậu quả: Suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống khỏe mạnh và quá trình tăng trưởng thể chất bình thường của cơ thể. Vòng xoắn bệnh lý và quan hệ nhân quả của SDD như sau: SDD – Thiếu dưỡng chất – Suy giảm miễn dịch – Dễ nhiễm bệnh, mắc bệnh – Tiêu tốn nhiều năng lượng – Ăn uống kém – SDD…

- Biểu hiện thường thấy ở SDD trẻ em là chiều cao hoặc cân nặng của cả hai không tăng hay tăng chậm hoặc tăng không như dự kiến . Biểu hiện khác là thay đổi hành vi. chẳng hạn như quấy khóc thường, xuyên ít vui chơi và kém linh hoạt hơn những trẻ cùng trang lứa. Chậm phát triển vận động hay phát triển không tương xứng với tuổi như như ngồi, bò, đứng, đi ...

Câu chuyện dài và lẩn quẩn của việc sót con vì thấy con không cao to bụ bẫm như chúng bạn. Giờ ăn trở thành vật vã với phụ huynh và tội nghiệp cho con trẻ. Hệ lụy là con càng sợ ăn, chán ghét ăn, chán luôn người cho ăn, sợ và mất cảm giác đói – them ăn cho bữa ăn kế tiếp và rồi lại chán ăn rồi lại ép con ăn. Để giải quyết vấn đề này xin được mách các bậc phụ huynh vài điều sau đây:

Đầu tiên, các bạn phải xác định con các bạn đã phát triển cân nặng – chiều cao bình thường hay chưa? Có vài mốc dễ nhớ sau để các bạn tham khảo. Năm đến sáu tháng tuổi thì cần nặng trẻ đạt gấp đôi lúc sinh, Đến một tuổi thì cân nặng khoảng gấp ba lần lúc sinh và sau đó từ một đến 10 tuổi thì trẻ tăng trung bình 2 2,5 kg mỗi năm. Để theo dõi chiều cao và cân nặng một cách chính xác bạn có thể vào trang “Vinamilk Baby Care” vào mục “ứng dụng thông minh” vào tiếp “theo dỏi chiều cao cân nặng cho bé” điền các thông số của bé bạn sẽ biết được ngay kết quả. Nếu con bạn có nguy cơ SDD hay đã thực sự bị SDD, hay có vấn đề biển ăn thì xin chú ý các điều sau: 

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Nếu vì lý do gì đó bất khả kháng như không đủ sữa, không thể cho con bủ đủ thì Bạn nên đến cơ sở Dinh dưỡng- Nhi khoa để được bác sĩ tư vấn và chị định sửa bổ sung thích hợp.

Nếu con bạn đã đến tuổi ăn dặm thì lưu ý một số điểm sau:

- Đa dạng hóa thực phẩm, sắc màu bữa ăn và chú ý mùi vị thức ăn phù hợp với khẩu vị của bé chứ không phải của bạn,

- Không nên cho trẻ ăn kéo dài quá 30 phút,

- Tuyệt đối không được ép trẻ ăn khi trẻ không còn muốn ăn nữa, 

- Tuyệt đối không được đe dọa, quát mắng hay thậm chí đánh đập để ép trẻ ăn.

- Không thỏa hiệp với trẻ khi cho ăn

- Tạo cơ hội cho trẻ chọn lựa thực phẩm, món ăn, phụ giúp chuẩn bị bữa ăn bằng các hành vi bảo đảm an toàn cho trẻ. 

- Khuyến khich – động viên tích cực cho trẻ.

- Cuối cùng hãy là một tấm gương thật tốt trong bữa ăn để trẻ noi theo.  

Bình luận