Có nhiều cách chữa cúm mà không cần dùng đến thuốc (Ảnh: Getty Imges)
Tỏi
Dùng tỏi 3 lần/ngày khi bắt đầu có triệu chứng cảm.
Các thử nghiệm cho thấy, tỏi giúp ngăn các thụ thể mà vi khuẩn sẽ bám vào thành tế bào và ngăn sự tăng sinh của virus cúm bằng cách tăng tốc độ các lông mao (lông mũi) di chuyển, tạo nhiều chất nhầy, nhờ đó dễ dàng đẩy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.
Cúc dại tím (Echinacea)
Cúc dại tím Echinacea, phương thuốc thảo dược truyền thống này lần đầu tiên được sử dụng bởi người Mỹ bản địa để điều trị ngộ độc máu, rắn cắn, nhọt, sốt, eczema và để làm giảm các phản ứng dị ứng. Để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh.
Ba loài chính hiện nay được sử dụng trong y học: Echinacea purpurea, Echinacea angustifolia và Echinacea pallida.
Các bài báo công bố hiệu quả chống lại cảm lạnh xuất phát từ nghiên cứu đối tượng là Echinacea purpurea. Tác dụng mạnh nhất của nó là thúc đẩy các hoạt động tuần hoàn của các tế bào bạch cầu - trong việc tấn công các tế bào như virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Echinacea có thể giúp tăng tốc độ phục hồi của bạn nếu bạn có một nhiễm lạnh hoặc cúm. Nghiên cứu thậm chí đã cho thấy nó có tính chất kháng virus: virus cúm gia cầm (H5N1, H7N7) và cúm H1N1 từ lợn (S-OIV).
Dữ liệu từ 14 nghiên cứu, gồm gần 3.000 tình nguyện viên, bao gồm một số người có triệu chứng cảm lạnh và một số người đã chủ động tiếp xúc với virus cảm cúm. Kết quả kết hợp cho thấy uống chế phẩm từ Echinacea giảm 58% dấu hiệu cảm lạnh và rút ngắn 1.4 ngày bị cảm.
Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng chiết xuất tươi của Echinacea purpurea giảm 63% triệu chứng cảm lạnh và cúm, so với 29% ở nhóm dùng giả dược.
Kẽm
Đây là một “nguyên tố vi lượng thiết yếu”- một lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho sức khỏe con người, có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch, cảm, điều trị các bệnh nhiễm trùng tai, ngăn ngừa tái phát viêm phổi.
The National Center for Complementary and Integrative Health công bố rằng: “Ngậm kẽm có thể làm giảm thời gian của cảm lạnh thông thường, trong vòng 24 giờ đầu”.
Và các nhà khoa học tại Đại học Helsinki tuyên bố ngậm muối kẽm acetate (khoảng 80 mg/ngày) là một điều trị hữu ích cho cảm lạnh thông thường. Viên ngậm có chứa khoáng rút ngắn thời gian cảm lạnh từ 7 xuống còn 4 ngày.
Trong cảm lạnh thông thường, virus có thể phát triển trong cổ họng, đó là lý do tại sao sử dụng viên ngậm có hiệu quả hơn so với nuốt viên thuốc.
Vitamin D
Trong suốt mùa xuân và mùa hè, đa số chúng ta có đủ lượng vitamin D qua ánh sáng mặt trời - khi chỉ số UV lớn hơn 3. Vitamin D cũng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong thời gian bị cảm lạnh.
Ở nhiều nơi, vào mùa thu và mùa đông, không có đủ ánh nắng mặt trời, việc bổ sung vitamin D chỉ có thể thông qua một số ít các loại thực phẩm như dầu cá, lòng đỏ trứng, thịt đỏ và gan.
Điều này có nghĩa là nhiều người đang có nguy cơ thiếu hụt vitamin D trong ít nhất 3 tháng mùa đông trong năm.
Bộ Y tế công cộng Anh (PHE) gần đây đã khuyên tất cả mọi người ở Anh và nên uống bổ sung vitamin D là 10 microgram (mcg) mỗi ngày trong mùa thu và mùa đông vì các bằng chứng cho thấy vitamin D có thể giúp bạn khỏe trong mùa đông. Tăng 1/3 nguy cơ cảm lạnh do thiếu vitamin D.
Vitamin D có liên quan đến việc kích hoạt các đại thực bào và các tế bào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và nấm. Thụ thể vitamin D cũng có mặt trên các tế bào miễn dịch khác chống lại nhiễm trùng và điều tiết phản ứng dị ứng và viêm.
Các vitamin cũng tham gia vào việc sản xuất các protein kháng sinh như thế nào trong các tế bào lót đường hô hấp.
Cảm lạnh và cúm cũng là một tác nhân thường gây cho bệnh hen suyễn bùng phát. Vì vậy, bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại các virus gây cảm lạnh và viêm phế quản, vitamin D có thể làm giảm nguy cơ trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
Đánh giá của Cochrane Collaboration - một ban tiêu chuẩn vàng của các nhà khoa học quốc tế, cho thấy dùng vitamin D giảm 61% nguy cơ phải nhập viện của các bệnh nhân hen suyễn. Nó cũng làm bệnh nhân hen suyễn giảm nhu cầu dùng steroid.
Súp gà
Là một phương thuốc truyền thống mà hàng triệu người trên thế giới biết tới và nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, súp gà thực sự có thể giúp thay đổi trạng thái cảm lạnh" - Rob Hobson, đồng tác giả của cuốn sách The Detox Kitchen Bible cho biết.
Therapeutics Magazine tiết lộ, một hợp chất được tìm thấy trong súp gà, gọi là carnosine, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các giai đoạn đầu của bệnh cúm.
Tiến sĩ Stephen Rennard, Đại học Y khoa Nebraska, cho biết, súp ức chế sự chuyển động của các loại phổ biến nhất của các tế bào máu trắng, bạch cầu trung tính, trong đó bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Tiến sĩ Rennard giả thuyết rằng, bằng cách ngăn chặn các tế bào chống nhiễm trùng trong cơ thể, súp gà giúp làm giảm triệu chứng cảm lạnh.
Tuy không thể xác định các thành phần chính xác trong các món canh, nhưng được biết các món súp được thử nghiệm chứa thịt gà, hành tây, khoai lang, củ cải vàng, củ cải, cà rốt, cần tây, rau mùi tây, muối và hạt tiêu.
Ngoài ra, ăn súp gà giúp giảm ngạt mũi đáng kể so với uống nước nóng hoặc lạnh.
|