Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Quan sát nhật thực như thế nào để không hỏng mắt?

(VOH) - Trong thời điểm diễn ra nhật thực, nếu quan sát bằng mắt thường, con người có thể bị hỏng mắt.

Dự kiến, hiện tượng nhật thực một phần tại Việt Nam sẽ bắt đầu vào khoảng 13h chiều nay (21/6), tính từ thời điểm Mặt Trăng bắt đầu che lấp Mặt Trời và kéo dài liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Nhiều người đang háo hức quan sát hiện tượng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nếu nhìn chằm chằm bằng mắt thường vào mặt trời khi nhật thực có thể gây hại cho mắt, trường hợp xấu nhất có thể bị mù.

nhật thực

Quan sát nhật thực bằng mắt thường có thể bị hỏng mắt (Ảnh: Universetoday)

Ngắm nhật thực bằng mắt thường nguy hiểm như thế nào?

Trong thực tế, nhìn chằm chằm vào mặt trời bất cứ lúc nào đều không tốt cho mắt của con người. Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, mắt dễ bị tổn thương. Bỏng võng mạc là hậu quả thường gặp nhất, gây đau đớn và mất thị lực có thể kéo dài đến 48 tiếng. Ngoài ra, các tia UVA và UVB chiếu lâu vào mắt, khiến mắt hấp thu tia cực tím, gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Bệnh võng mạc Photic là thuật ngữ các bác sĩ hay sử dụng để mô tả việc võng mạc mắt của bệnh nhân bị hủy hoại, đặc biệt là do sự tiếp xúc lâu dài với một nguồn sáng mạnh, chẳng hạn như bức xạ mặt trời, hàn hồ quang hoặc laser.

Điều này xảy ra khi võng mạc - một màn hình ở mặt sau của nhãn cầu, bị "đốt cháy", thường do một chấn thương quang hóa hay nhiệt. Những người nhìn chằm chằm vào mặt trời, xem nhật thực hoặc nhìn tia UV hoặc các nguồn sáng khác một cách trực tiếp thường gặp vấn đề với bệnh này.

Những thương tổn xảy ra với võng mạc thường đến rất chậm chạp bởi vì sự tiếp xúc kéo dài thường không mang đến bất kỳ đau đớn nào. Như vậy, mọi người có thể sẽ nhìn mặt trời mà không nhận ra những nguy cơ mà họ đang gây ra cho mắt của mình.

Những ảnh hưởng như thị lực bị hỏng chỉ được phát hiện sau đó, khi bệnh nhân bị các triệu chứng như nhìn thấy lờ mờ trong một thời gian, giảm thị lực và nhiều vấn đề phiền não khác với đôi mắt của mình.

Quan sát nhật thực an toàn

Nheo mắt không giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV và sẽ làm hỏng mắt. Đeo kính râm cũng không phải là giải pháp tốt để bảo vệ bạn chống lại các tia gây hại từ mặt trời.

Một số công cụ không an toàn được sử dụng cho mục đích này bao gồm phim chụp x-quang trong y tế, phim màu, kính lọc phân cực, kính lọc ND cho nhiếp ảnh…

Có các loại kính lọc ánh nắng mặt trời nhất định được thiết kế chuyên biệt để quan sát mặt trời. Một số có crôm, nhôm hoặc bạc trên bề mặt, làm giảm cường độ của tia cực tím, tia hồng ngoại và các loại ánh sáng có thể nhìn thấy, giúp mắt bạn an toàn để quan sát mặt trời thông qua chúng.

Người xem có thể sử dụng những loại kính quan sát nhật thực, có bộ lọc chuyên dụng, làm giảm cường độ tia Mặt Trời xuống 100.000 lần.

Tuy nhiên, nếu không có các loại kính chuyên dụng này, cách tốt nhất để xem nhật thực là tạo ra một hình ảnh phản chiếu của Mặt Trời lên tường hoặc giấy.

nhật thực

Cách tạo tấm quan sát nhật thực. Lấy 2 tấm giấy, đục lỗ vuông trên một tấm, dán giấy bạc lên lỗ đó. Đục một lỗ tròn giữa tấm giấy bạc. Quay lưng về phía Mặt Trời, giữ tấm giấy đục lỗ sao cho hình ảnh phản chiếu lên tấm đó. Khoảng cách giữa hai tấm càng xa, hình ảnh phản chiếu càng lớn. (Ảnh: Exploratorium)

Bạn có thể dùng một chiếc gương, hoặc một chiếc thẻ cứng đục lỗ, quay lưng lại với Mặt Trời, đặt gương hoặc thẻ lên cửa sổ và để hình ảnh của Mặt Trời xuất hiện trên bức tường đối diện. Lợi thế của việc này là nhiều người có thể quan sát nhật thực cùng nhau.

Không được nhìn trực tiếp vào gương vì tác hại tương đương nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.

Hiện tượng nhật thực hình khuyên quan sát được tại nhiều nước châu Á - Người dân ở nhiều nước châu Á đã có dịp quan sát hiện tượng nhật thực hình khuyên với hình ảnh “vòng tròn lửa” ấn tượng vào trưa nay 26/12. Đây là kiểu nhật thực được đánh giá là đẹp ...

Hiện tượng nhật thực diễn ra từ 10 giờ 45 đến 14 giờ hôm nay 26/12 - Theo Đài Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ chiều hôm nay (26/12) Bắc bộ bắt đầu đón không khí lạnh. Đặc biệt có hiện tượng nhật thực, quan sát được trên cả nước