Rối loạn tiền đình và những cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

(VOH) - Rối loạn tiền đình ngày nay không chỉ xuất hiện ở người trung niên hay cao tuổi mà nhiều người trẻ cũng mắc phải. Nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình là một hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, hoạt động. Đồng thời, tiền đình cũng có vai trò phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình

Rối loạn tiền đình là tình trạng thường gặp ở người già lẫn người trẻ
Rối loạn tiền đình là tình trạng thường gặp ở người già lẫn người trẻ

Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, từ đó khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Những triệu chứng này nếu lặp lại nhiều lần và đột ngột sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiền đình

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, trong đó phổ biến nhất có lẽ phải kể đến những trường hợp sau đây:

• Tuổi tác: Thông thường, người ở độ tuổi từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ. Nguyên nhân chính là vì sự suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể.

• Mất ngủ kéo dài, căng thẳng: Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ dẫn đến rối loạn tiền đình nhất. Bởi việc căng thẳng và mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 8, khiến hệ thống tiền đình không thể truyền thông tin chính xác.

• Vấn đề huyết áp, tim mạch: Khi người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc mắc cách bệnh về tim mạch,… hoạt động lưu thông máu đến não cũng sẽ kém đi, nên chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng.

• Hậu quả của các bệnh về thần kinh: Một nguyên nhân khác gây ra rối loạn tiền đình là do di chứng của các bệnh như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa,…

Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Mất máu, uống nhiều rượu bia, sống và làm việc ở nơi nhiều tiếng ồn, ít vận động, bệnh Parkinson,...

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiền đình

Triệu chứng

Tùy vào biểu hiện của người bệnh, rối loạn tiền đình có thể được chia làm 2 loại: Rối loạn tiền đình ngoại biên và Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương.

•Rối loạn tiền đình ngoại biên:

Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng sau đây:

• Rối loạn thị giác như Hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng…

• Rối loạn thính giác như ù tai.

• Cơ thể loạng choạng, quay cuồng, choáng váng, đứng không vững, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

• Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý…

• Buồn nôn hoặc nôn.

• Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung.

• Hạ huyết áp.

•Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương:

•Chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng.

• Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém.

• Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.

• Bệnh nhân thường có dáng đi như người say rượu, không đi theo một đường thẳng.

• Bệnh nhân không thể làm chính xác động tác ví dụ như: lật úp bàn tay, ngón tay chỉ mũi...

• Đôi khi có thay đổi giọng nói.

 Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào?

Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ với những người ở độ tuổi trung niên mà ngay cả những người trẻ cũng thường xuyên gặp phải. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn cuộc sống của người bệnh sẽ như thế nào?

Rối loạn tiền đình có nguy cơ gây ra đột quỵ
Rối loạn tiền đình có nguy cơ gây ra đột quỵ

Theo đó, rối loạn tiền đình nếu xảy ra ở mức độ nhẹ thì sẽ chỉ có các triệu chứng như chóng mặt và không kéo dài. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên thường xuyên, liên tục và kéo dài thì tình trạng rối loạn đã trở nên nặng hơn. Đặc biệt, nếu bị ù tai, bạn cần phải điều trị ngay để tránh nguy cơ giảm thính lực, thậm chí là bị điếc.

Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chưa kể khi người bệnh bỗng dưng bị chóng mặt, mất thăng bằng, rất nhiều sự cố khác cũng có thể xảy ra như: té ngã, tai nạn… gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Trường hợp này sẽ càng nguy hiểm hơn với người bệnh đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình kéo dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản, dần dần sẽ phát sinh thành trầm cảm. Đây thật sự là một biến chứng nguy hiểm đối với các bệnh nhân.

Những cách hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm, nên việc chẩn đoán và điều trị sớm vẫn là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, một số phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình mà người bệnh có thể tham khảo như:

• Thường xuyên vận động, tập thể dục: Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết mà còn giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn, sẽ rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình trong quá trình điều trị.

• Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: Để điều trị tốt rối loạn tiền đình, bạn nên giảm áp lực công việc và dành thời gian để cơ thể, đầu óc được nghỉ ngơi. Đặc biệt, giấc ngủ là điều rất quan trọng nên đừng thức quá khuya và hãy cố gắng ngủ sớm nhé!

• Chế độ ăn uống hợp lý: Người bị rối loạn tiền đình nên ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

• Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Bên cạnh những phương pháp kể trên thì người bệnh rối loạn tiền đình cũng nên sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Tùy vào mức độ bệnh mà mỗi người sẽ có đơn thuốc và liều lượng khác nhau.

• Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho tuần hoàn máu và não bộ.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Đối với người bị chứng rối loạn tiền đình, ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, sử dụng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ… thì có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn tiền đình.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 được sản xuất bởi Công ty Asia Pharma hiện đang là dòng sản phẩm hoạt huyết bổ não nổi tiếng trên thị trường. Không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 còn được dùng trong các trường hợp căng thẳng thần kinh, suy giảm trí nhớ.

 

Với những thành phần chính là các loại thảo dược quý như bạch quả, thực địa, xuyên khung, kỷ tử, ngũ vị tử, táo nhân, đương quy, xích thược, ích mẫu, ngưu tất… Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 mang lại nhiều giá trị và lợi ích sức khỏe như:

• Thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, mất thăng bằng, tê bì chân tay,.. do rối loạn tiền đình.

• Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, căng thẳng thần kinh, kém tập trung...

• Tăng cường chức năng não bộ, trí nhớ, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

• Hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

• Giúp cải thiện các chỉ số về lưu thông máu, làm tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu, tăng cung cấp máu cho não và hỗ trợ phục hồi các chức năng não bộ.

• Tăng cường tuần hoàn máu lên não, thông kinh mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch…

Sản phẩm hiện đang có bán tại:

Nhà thuốc Asia Pharma: số 2 đường 13 khu phố bốn phường An Phú Q2 TP HCM

• Các trang thương mại điện tử uy tín: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo....

• Liên hệ tư vấn: 037.823.4466 - 077.823.4466 

• Đặt hàng nhanh: 028.2223.4466 - 0797.114.499

• Truy cập website Asia Pharma https://asiapharma.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận