Các chuyên gia cho biết, những người sống ở khu vực xanh hơn có xu hướng có mật độ xương cao hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Có thể do cây cối đóng vai trò như bộ lọc tự nhiên, loại bỏ các chất ô nhiễm trong không khí và giảm thiểu rủi ro cho những người sống ở đó.
Nghiên cứu được thực hiện với gần 400.000 người Anh - đã xem xét 'mức độ tiếp xúc với màu xanh lá cây' của mọi người bằng cách sử dụng thước đo được gọi là chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDV) từ hình ảnh vệ tinh.
Phân tích thống kê cho thấy, những người ở các khu dân cư xanh hơn có sức khỏe xương tăng lên và ít có khả năng mắc bệnh loãng xương hơn trong thời gian theo dõi.
Các tác giả đã ước tính NDVI theo phạm vi từ 300 đến 1500 mét trong khu dân cư. Theo những phát hiện được công bố trên BMJ, với mỗi lần tăng NDVI như vậy, họ nhận thấy mật độ khoáng xương tăng lên và nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn 5%.
Mức độ ô nhiễm nitơ dioxide (NO2) - do đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải ô tô và chất dạng hạt PM2.5, được tìm thấy thấp hơn ở các khu vực xanh hơn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể tạo ra stress oxy hóa, viêm nhiễm và phá vỡ hormone, cả hai đều làm tăng nguy cơ loãng xương.
Hoạt động thể chất cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn, có thể vì sống ở những khu vực có không gian xanh mang lại nhiều cơ hội tập thể dục hơn.
Những phát hiện từ nghiên cứu này đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thấy cây xanh ở khu dân cư có liên quan đến mật độ xương cao hơn và giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. .
Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết có giá trị về tiềm năng của cây xanh trong việc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh loãng xương và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phủ xanh đô thị trong việc phát triển các chiến lược phòng ngừa hiệu quả.