Theo ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), hiện đang có 4 nhà sản xuất vắcxin Việt Nam tham gia cuộc đua vắcxin COVID-19.
Hai dự án nghiên cứu vắcxin ngừa COVID-19 của Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty TNHH MTV Vắcxin và sinh phẩm y tế, Bộ Y tế (VABIOTECH) cũng đang có những dấu hiệu khả quan.
Vaccine Covid-19 thử nghiệm trên chuột của Vabiotech đã có đáp ứng miễn dịch. Ảnh: SKĐS
Ông Quang cho biết IVAC đã sản xuất thành công 3 lô thử nghiệm trên dây chuyền hiện có, chất lượng đạt yêu cầu.
Tháng 7 vừa qua, Viện đã gửi mẫu sang Mỹ đánh giá độc tính trên động vật thí nghiệm, tháng 8 này sẽ thẩm định và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ tháng 10 đến tháng 12 sẽ thử nghiệm trên người giai đoạn 1, đồng thời nâng cấp quy mô sản xuất lên 6 triệu liều/năm (hiện quy mô 3,5 triệu liều/năm, tiến tới có thể nâng cấp quy mô lên 30 triệu liều/năm).
Dự án vắcxin này đang được kỳ vọng, do có hợp tác với 2 nhà sản xuất vắcxin sử dụng công nghệ tương tự của Thái Lan và Brazil cùng với sự tham gia của một trường đại học của Mỹ.
Theo ông Quang, kế hoạch hiện nay của IVAC là nộp hồ sơ công bố lưu hành sản phẩm vắcxin ngừa COVID-19 vào quý 4/2021, dự kiến tháng 10/2021 vắcxin có thể ra mắt thị trường.
Cũng theo đại diện VABIOTECH, dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vắc-xin mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vắc-xin cho Việt Nam, nhất là các vắc-xin đại dịch. Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng coronavirus mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vắc-xin mới.
Dự án của VABIOTECH dự kiến sẽ tiêm thử nghiệm trên người vào đầu năm 2021.
Hiện thuốc kháng vius Remdesivir do hãng dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ sản xuất.và huyết tương thu được từ bệnh nhân đã hồi phục đang được sử dụng để điều trị bệnh COVID-19.
M.H (Tổng hợp)