Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

“Thiếu sắt” sẽ dễ dẫn đến tim đập nhanh, rụng tóc, mất khả năng tập trung!

(VOH) - Bạn thường cảm thấy hơi mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí không thể tập trung, hoặc sáng thức dậy thấy trên gối có vài sợi tóc rụng?

Lúc đó, hãy cẩn thận bạn có thể nghĩ ngay đến việc mình có dấu hiệu “thiếu sắt”. Bác sĩ cho biết, “thiếu sắt” là hiện tượng khá phổ biến trong thời hiện đại, nhiều người bị thiếu máu do thiếu sắt nhưng nếu tình trạng quá nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy và chuyển hóa năng lượng trong toàn bộ cơ thể.

Cung cấp oxy không đủ đến các cơ quan khác nhau sẽ dễ gây mệt mỏi và thiếu tập trung

Khi nhắc đến "sắt", đầu tiên một số người nghĩ ngay đến "Heme". Bác sĩ Jiang Kunjun, Phó giám đốc Bệnh viện nghiên cứu Minsheng (Trung Quốc-Đài Loan) giải thích rằng, trong Heme có rất nhiều sắt, được sử dụng để vận chuyển oxy. Nếu thiếu sắt, sẽ không đủ Heme, oxy cung cấp đến các cơ quan khác nhau của cơ thể cũng không đủ, lúc này các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung.

Nếu lượng oxy đưa đến tóc không đủ, quá trình trao đổi chất của tóc sẽ không diễn ra bình thường và dễ làm cho tóc bị rụng.

Nếu lượng oxy trong máu lên não không đủ sẽ gây ra vấn đề về khả năng tập trung.

Ngoài ra, nếu chức năng tim và phổi kém, đi bộ hoặc leo cầu thang vài bước hoặc vài bậc thang là sẽ hụt hơi và mệt mỏi ngay. Đây cũng là một vấn đề có thể do thiếu sắt gây ra, tức là thiếu máu do thiếu sắt.

“Thiếu sắt” dễ gây mệt mỏi, rụng tóc và mắc bệnh. (Nguồn health.tvbs.com.tw)
“Thiếu sắt” dễ gây mệt mỏi, rụng tóc và mắc bệnh. (Nguồn health.tvbs.com.tw)

Những ai đặc biệt dễ bị thiếu sắt?

1. Phụ nữ

Bác sĩ Jiang Kunjun cho rằng, phụ nữ có kinh nguyệt hàng tháng và mất máu mỗi tháng một lần, vì vậy họ là những người dễ bị thiếu máu nhất.

2. Người cao tuổi

Một số người cao tuổi sẽ cố tình giảm ăn thịt, hoặc ăn chay để giữ gìn sức khỏe, tuy nhiên trong thịt có nhiều sắt nếu giảm ăn thịt, chuyển sang ăn chay sẽ dẫn đến thiếu nguồn sắt, thêm vào đó hệ thống tiêu hóa kém hấp thu, người cao tuổi đặc biệt sẽ dễ bị thiếu sắt.

3. Trẻ nhỏ dưới ba tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cũng rất dễ bị thiếu sắt nếu uống sữa mẹ, vì trong sữa mẹ không có nhiều sắt và cần được bổ sung thêm. Thông thường, sữa công thức sẽ bổ sung thêm sắt cho trẻ nhỏ.

Làm thế nào để bổ sung sắt hiệu quả?

Mặt khác, nhiều người cho rằng ăn nhiều quả anh đào và nho có thể bổ sung sắt nhưng bác sĩ Jiang Kunjun lại cho rằng, đây là một sai lầm lớn, hàm lượng sắt trong quả anh đào và nho không cao như mọi người nghĩ. Ông nói rằng, sắt được chia thành "sắt động vật" và "sắt thực vật". Sắt động vật tồn tại trong thịt và tỷ lệ hấp thụ khoảng 25% đến 38%. Trong khi đó, sắt thực vật như quả anh đào và nho, ngoài hàm lượng sắt thấp, tỷ lệ hấp thụ cũng chỉ khoảng 3% đến 8%.

Bác sĩ Jiang Kunjun khuyên rằng, để bổ sung sắt, tốt nhất chúng ta nên bổ sung sắt động vật. Ngoài ra, muốn tăng khả năng hấp thụ sắt thì cần bổ sung thêm vitamin C, vì sắt còn được chia thành oxit sắt và ion sắt, khả năng hấp thụ của ion sắt cao hơn nhiều so với oxit sắt.

Bác sĩ Jiang Kunjun cũng cho biết thêm, một số người uống cà phê hoặc trà ngay sau bữa ăn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, nếu bạn muốn uống cà phê hoặc trà sau bữa ăn, hãy đợi ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn rồi hãy uống, như vậy mới sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể hấp thụ chất sắt.

Bình luận