Cơ quan này cũng được giao tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình, diễn biến của bệnh sởi tại TP; phát hiện sớm các ổ dịch tập trung, tổ chức cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch, ngăn chặn không để dịch lây lan rộng; tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 9 tháng và 18 tháng tuổi; thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn biến nặng, giảm tối đa các trường hợp tử vong.
TPHCM yêu cầu tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ em trên 95%
Các trường học cần vận động gia đình, học sinh tham gia tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi. Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ học, không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Các báo, đài TP cần đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về đường lây truyền, cách phát hiện và phòng ngừa bệnh sởi, lợi ích của tiêm vắc xin sởi; tránh đưa tin thiếu chính xác về tình hình dịch bệnh tại TP, gây hoang mang trong cộng đồng.
Những đối tượng nguy cơ cao, trẻ em, người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin sởi cần đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi. Người dân phải khai báo cho cán bộ y tế địa phương khi mắc bệnh.
Thông kê tình hình bệnh sởi tại TPHCM. Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng TPHCM
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng TPHCM, trong 3 tháng đầu năm 2019, TPHCM ghi nhận 3.316 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó số ca chưa tiêm chung là 1.788 ca (chiến 54%), số ca không rõ tiền sử tiêm chủng là 1.522 ca (45,8%), số ca tiêm 1 mũi vắc xin sởi là 6 ca 0,2%.