Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, thân nhiệt trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn.
Nếu như người lớn, cơ thể làm việc, vận động khi đi làm, ăn uống nhưng cũng có lúc nghỉ ngơi thì ở trẻ nhỏ, các tế bào sinh trưởng làm việc liên tục cả khi bé thức và ngủ, để giúp bé phát triển thể chất. Do đó, việc bé ra mồ hôi nhiều (thải nhiệt) cũng là bình thường.
Tuy nhiên, những bé thải nhiệt càng khó khăn thì trong lúc ngủ càng đổ mồ hôi nhiều. Ví dụ, trẻ bị thừa cân béo phì, lớp mỡ dày bao quanh cơ thể ngăn cản sự thải nhiệt qua da, do đó chúng ta thường thấy trẻ này đổ mồ hôi nhiều hơn.
Hình minh họa. PN
Nghe nội dung tư vấn từ bác sĩ Yến Phi:
Ngoài ra, trẻ nhỏ đổ mồ hôi nhiều còn vì lý do khác, chẳng hạn do bệnh lý thường gặp nhất là thiếu canxi và vitamin D.
Cách nhận biết là cùng với hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ có một số triệu chứng khác: nôn trớ, dễ tiêu chảy, ngủ không ngon giấc, khi ngủ các cơ tay, chân hơi giật. Nếu cộng thêm yếu tố là trẻ tăng trưởng chiều cao không đủ theo độ tuổi, chậm mọc răng nữa thì có thể xem là bệnh lý.
Một bệnh lý khác là rối loạn thần kinh thực vật. Đa số các trường hợp này, trẻ thường đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, đổ mồ hôi cả lúc ngủ và thức.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên đứa bé đi khám để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp