Theo Daily Mail, năm 2012, tiến sĩ Ollie Jay của trường đại học Sydney lần đầu tiên công bố hàng loạt bài khoa học nói về liệu uống đồ nóng có giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh hơn uống đồ lạnh hay không ?
Trong nghiên cứu lần đầu tiên, các tình nguyên viên tham gia nghiên cứu được yêu cầu uống đồ nóng khoảng 24°C, tương đương với một người thực hiện 75 phút đạp xe đạp với cường độ thấp trong môi trường có độ ẩm 23%. Trong quá trình này, uống nước có nhiệt độ khác nhau gồm: 1,5°C, 10°C, 37°C và 50°C.
So với uống nước có nhiệt độ 1,5°C và 10°C, khi uống nước có nhiệt độ 50 °C thì nhiệt độ trong cơ thể thay đổi rất lớn. Trong đó, uống đồ nóng giúp cơ thể giữ nhiệt hơn là uống đồ lạnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống thức uống có nhiệt độ 50°C làm cho toàn bộ cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Sau đó, mồ hôi bốc hơi lên sẽ làm mát da và tăng sự tản nhiệt của cơ thể. Từ đó, cho ta cảm giác mát mẻ dễ chịu.
Trong tiến hành nghiên cứu lần hai, tiến sĩ Ollie Jay đã chứng minh rằng: uống đồ lạnh (nhiệt độ 1,5°C) sẽ làm cho cơ thể ra mồ hôi ít hơn, thậm chí có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên so với uống thức uống có nhiệt độ 50°C. Điều này cho thấy uống đồ lạnh không làm cho cơ thể mát mẻ như ta lầm tưởng lâu nay.
Uống đồ nóng giúp cơ thể “hạ nhiệt mát mẻ” (Ảnh minh họa: Internet)
Do đó, trong mùa hè nóng nực muốn hạ nhiệt cơ thể, muốn mát mẻ dễ chịu, uống đồ nóng mới là lựa chọn đúng, đồ nóng khoảng 50℃ càng tốt hơn.