Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Viêm phế quản phổi là gì? Căn bệnh này có lây nhiễm và nguy hiểm không?

(VOH) - Vào thời điểm giao mùa hiện nay, nhiều người dễ mắc viêm phế quản phổi. Do đó, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đối với căn bệnh này là rất cần thiết.

Với môi trường ô nhiễm hiện nay, các bệnh về phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu đe dọa đến tính mạng con người. Một trong số đó là bệnh viêm phế quản phổi mà mọi lứa tuổi đều dễ mắc phải. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng làm tăng nguy cơ tử vong.

1. Bệnh viêm phế quản phổi là gì?

Viêm phế quản phổi là một dạng viêm phổi ảnh hưởng đến cả phế quản và phế nang bên trong phổi, gây ra tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản. Trong khi phế nang là nơi diễn ra sự trao đổi oxy từ phổi và carbon dioxide từ máu, thì tình trạng viêm nhiễm này có khả năng làm suy yếu chức năng phổi, do các chất dịch nhầy ứ đọng gây nên các vấn đề về hô hấp.

viem-phe-quan-phoi-la-gi-can-benh-nay-co-lay-nhiem-va-nguy-hiem-khong-voh-1
Viêm phế quản phổi là tình trạng ứ đọng của chất dịch nhầy trong phế quản (Nguồn:Internet)

Thông thường, bệnh viêm phế quản phổi thường bắt đầu sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và cổ họng), với hầu hết các triệu chứng thường bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày và gây ra cảm lạnh hoặc đau họng. Sau dần nó sẽ di chuyển đến phổi. Những chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp, ùn ứ trong không gian của phổi và ngăn không khí thông suốt và làm cho phổi hoạt động tốt hơn.

Xem thêm: Cảm lạnh nên ăn 9 loại thực phẩm sau để giúp bệnh nhanh khỏi

2. Nguyên nhân viêm phế quản phổi

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản phổi là nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, chẳng hạn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae loại B (Hib). Nhiễm trùng do virus và nấm cũng có thể gây ra tình trạng này.

Vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào phế quản, phế nang và bắt đầu phát triển. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu tấn công các vi khuẩn này gây viêm, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi;
  • Người lớn trên 65 tuổi;
  • Hút thuốc hoặc sử dụng rượu quá mức;
  • Mới phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp gần đây, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm vào thời tiết giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông - xuân;
  • Bệnh phổi mãn tính như COPD, xơ nang, giãn phế quản và hen suyễn;
  • Tình trạng sức khỏe khác đi kèm như bệnh tiểu đường, suy tim, bệnh gan;
  • Yếu tố làm suy yếu hệ thống miễn dịch, như HIV hoặc một số bệnh tự miễn dịch;
  • Dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch như thuốc hóa trị, thuốc chống thải ghép hoặc sử dụng steroid lâu dài.

Như vậy, viêm phế quản phổi là một căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí là ở cả trẻ nhỏ. 

2.1 Viêm phế quản phổi ở người lớn

Đây là căn bệnh ai cũng từng mắc phải trong suốt quá trình phát triển của đời người. Tuy nhiên, một số đối tượng sau là nguy cơ mắc bệnh cao nhất:

  • Người cao tuổi;
  • Người nghiện hút thuốc lá;
  • Người hay tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm, hít phải hơi độc, bụi bẩn hoặc người thường xuyên làm việc với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông dệt, khói hoá học;
  • Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

viem-phe-quan-phoi-la-gi-can-benh-nay-co-lay-nhiem-va-nguy-hiem-khong-voh-2
Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi (Nguồn:Internet)

2.2 Viêm phế quản phổi ở trẻ em

Trẻ em có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh viêm phế quản phổi. Khởi đầu bệnh có thể do virus gây nên, trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi.... kéo dài nếu không được điều trị sớm, dứt điểm cộng thêm sức đề kháng yếu dễ chuyển thành viêm phế quản phổi. Sau đây là những trẻ thường dễ mắc bệnh:

  • Trẻ nhỏ < 1 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh càng dễ mắc bệnh và bệnh càng nặng;
  • Trên cơ địa trẻ đẻ non, đẻ thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và có mắc các bệnh bẩm sinh;
  • Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, độ ẩm cao…;
  • Môi trường ô nhiễm: nhà ở chật chội, ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá, bụi…;
  • Điều kiện lây nhiễm như nhà trẻ, trường học, gia đình.

Xem thêm: ‘Thoát khỏi’ 16% tỷ lệ sốca tử vong, nhờ ba mẹ đã áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi sau

3. Bệnh viêm phổi cấp có lây không?

Bệnh viêm phổi cấp là bệnh nhiễm khuẩn, do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Vì thế bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Người khoẻ mạnh khi tiếp xúc với người bị viêm phế quản có nguy cơ nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn lây truyền qua không khí. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hay qua các dịch hô hấp như nước bọt, đờm từ đó ổ bệnh dễ hình thành và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

4. Triệu chứng viêm phế quản phổi

Các triệu chứng viêm phế quản phổi khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, độ tuổi, bệnh lý đi kèm… Các triệu chứng thường trầm trọng hơn ở những người có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc biệt.

Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Khó thở;
  • Ho ra máu;
  • Đổ mồ hôi;
  • Chóng mặt;
  • Run, ớn lạnh;
  • Ăn không ngon;
  • Ho ra dịch nhầy;
  • Buồn nôn, ói mửa;
  • Đuối sức, mệt mỏi;
  • Đau ngực, có thể trầm trọng hơn khi ho hoặc thở sâu;
  • Lú lẫn hoặc mất nhận thức, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

5. Bệnh viêm phế quản phổi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia hàng đầu về hô hấp cho biết, viêm phế quản phổi là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm hơn là gây tử vong ở người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm do viêm phế quản phổi gây ra gồm:

Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đều có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. 

viem-phe-quan-phoi-la-gi-can-benh-nay-co-lay-nhiem-va-nguy-hiem-khong-voh-3
Bệnh viêm phế quản phổi gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như bạn không phát hiện sớm để điều trị (Nguồn:Internet)

6. Cách điều trị viêm phổi cấp

Việc điều trị viêm phế quản phổi có thể phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Đối với các dạng viêm phế quản nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc. Nhưng trong trường hợp nặng, chứng bệnh có thể phải điều trị tại bệnh viện.

  • Viêm phế quản phổi do vi khuẩn: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong phổi. Khi dùng thuốc kháng sinh, bạn cần lưu ý phải cẩn thận làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và hoàn thành hết lượng thuốc được chỉ định;
  • Viêm phế quản phổi do virus: Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với tình trạng nhiễm virus. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus hoặc thuốc điều trị triệu chứng. Chứng bệnh do virus thường sẽ hết sau 1 – 3 tuần;
  • Viêm phế quản phổi do nấm: Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

6.1 Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản phổi hiệu quả, bạn cần thực hiện các điều sau:

  • Phòng ngừa lây nhiễm: Khi bạn mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh viêm phổi, bạn hãy sử dụng khẩu trang y tế và hạn chế giao tiếp để tránh lây nhiễm;
  • Tập thói quen rửa tay: Các vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể khi dụi mắt hoặc bốc thức ăn. Thói quen rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh;
  • Tránh xa thuốc lá: Việc hút thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng, kéo dài thời gian phục hồi bệnh và gây hại sức khỏe;
  • Chăm sóc sức khỏe: Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với thịt gia cầm, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt kết hợp với tập thể dục đều đặn để giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Hạn chế những loại thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ, đồ lạnh, thức ăn nhanh, đồ uống có ga,...;
  • Đối với trẻ em: Bạn nên giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Đồng thời, điều trị bệnh kịp thời, dứt điểm khi trẻ bị viêm mũi, họng, viêm amidan, cảm lạnh ... để tránh biến chứng.

Viêm phế quản phổi rất dễ mắc phải, nhất là mùa đông xuân. Do đó, để phòng tránh, người bệnh cần tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm và giữ ấm cho cơ thể, đồng thời bổ sung vi chất và tăng cường dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Khi có những biểu hiện ho, đờm, sốt,... bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình luận