FCA là gì? Ý nghĩa của FCA trong ngành xuất nhập khẩu

Trong ngành xuất nhập khẩu sẽ có những từ chuyên môn được viết tắt từ những cụm từ tiếng Anh. Đối với những người mới, họ sẽ thắc mắc về những từ như FCA là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau

FCA là gì?

Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm FCA là gì? FCA là viết tắt của cụm từ Free Carrier, mang ý nghĩa giao cho người vận tải, ký hiệu chuyên môn là FCA. Đây là một trong những điều kiện của Incoterm. 

voh.com.vn-fca-la-gi-0

FCA là giao cho người vận tải

Chức năng của FCA là dùng trong mọi hình thức vận tải, bao gồm vận chuyển đa phương thức như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Bạn có thể dùng FCA để thay thế cho thuật ngữ FOB đối với ngành vận chuyển bằng đường hàng không. 

Điều kiện FCA là gì đối với người bán:

  • Nhận giấy phép xuất nhập khẩu, đóng thuế và lệ phí xuất nhập khẩu nếu có.
  • Giao hàng hóa tại nơi đến trong thời gian quy định cho người vận tải đã được người mua cung cấp thông tin.
  • Cung cấp đầy đủ những giấy tờ, bằng chứng về việc giao hàng hóa cho người vận tải (có thể là vận đơn hoặc biên lai nhận hàng).

Điều khoản FCA là gì đối với người mua

  • Quyết định người vận tải.
  • Ký kết hợp đồng vận chuyển, đồng thời đóng phí vận chuyển hàng hóa.
  • Nếu có bất kỳ điều gì gây tổn thất cho hàng hóa (kể từ khi hàng đã được giao cho người vận tải), người mua sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro này.

Thời Điểm Chấm Dứt Trách Nhiệm Giao Hàng Của Người Bán

  • Vận chuyển đường sắt

Khi điểm giao hàng hóa là toa tàu, thì buộc hàng hóa phải được người bán mang lên toa. Lúc này, người bán kết thúc trách nhiệm.

  • Chuyển hàng bằng đường bộ

Nếu đơn hàng được bốc dỡ ngay tại địa điểm của người bán thì trách nhiệm giao hàng sẽ hoàn thành khi hàng đã được chất lên xe của người mua.

voh.com.vn-fca-la-gi-1

Khi hàng được bốc dỡ và chất lên xe của người mua, người bán hoàn thành trách nhiệm

  • Đối với đường biển

Nếu hàng hóa được lấp đầy container thì các container cần được chuyển tới khu vực Terminal của cảng. Hàng hóa khi vào được cảng này xem như đã thông quan và người bán hết trách nhiệm.

Ưu điểm và hạn chế của FCA

Ưu điểm:

  • Người bán có thể nâng cao giá bán của hàng hóa
  • Người mua có thể nắm được chi phí chính xác trong quá trình vận chuyển.
  • Người mua không bị áp lực trong việc có được giấy phép xuất nhập khẩu. Vì trách nhiệm này thuộc về phía người bán

Hạn chế:

  • Nếu có đề xuất nào giữa người bán và người mua, chúng đều được tính phí, và người bán sẽ phải chịu thêm rủi ro.
  • Trách nhiệm của người bán sẽ được chấm dứt khi hàng hóa đã được thông quan. Và người mua sẽ phải mua bảo hiểm cho lô hàng, và chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.

Ý nghĩa của FCA 

Điều khoản FCA là một điều kiện Incoterm thích hợp với những phương thức vận tải hiện nay, chúng có tính ứng dụng nhiều chiều. Bên cạnh đó, FCA cho phép người mua hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn nhà vận tải thích hợp. 

Không giống với những hình thức khác, người mua hàng dùng FCA sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí về việc thông quan hàng hóa trước khi xuất khẩu. Điều này sẽ có lợi cho người mua, ngay cả với những người không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức.

FCA cũng giúp giảm thiểu những rủi ro, sự cố hoặc tranh chấp có thể xảy ra đối với người bán hoặc người mua trong quá trình chuyển giao đơn hàng. 

voh.com.vn-fca-la-gi-2

FCA giúp người bán lẫn người mua tiết kiệm thời gian và chi phí

LƯU Ý: Khi sử dụng điều khoản FCA, người mua cần tìm được nhà vận chuyển phù hợp, vì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc khi hàng đã giao cho đơn vị vận tải. 

FCA phù hợp với những đơn vị có xưởng sản xuất hoặc cơ sở ở nước ngoài, hoặc công ty con mua hàng từ công ty mẹ…

Một số thuật ngữ khác

Ngoài giải thích FCA là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về một số thuật ngữ sau: 

  • FCL là gì: là từ viết tắt của cụm từ “Full Container Load”, được hiểu là hàng hóa đã được chất đầy xe container, và đây là thuật ngữ dành riêng cho ngành vận tải đường biển.
  • Phí CFS là gì: đối với ngành vận tải hàng lẻ (LCL), CFS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh container freight station fee. Điều này có nghĩa là mỗi khi có đơn hàng lẻ dù xuất hay nhập khẩu thì đội ngũ consol/forwarder phải bốc hàng hóa từ xe tải container đưa vào kho hoặc ngược lại. Lúc này, họ sẽ thu phí CFS và xem đó là phí lưu trữ hàng hóa.

Tóm lại, sử dụng điều kiện FCA sẽ giúp người mua và người bán có lợi trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Còn có lợi như thế nào, bạn đã được chúng tôi cung cấp qua nội dung bài viết nêu trên. Chúc bạn đọc có chuyến hàng xuất nhập khẩu thuận lợi và an toàn!

Bài viết được cung cấp bởi Công ty Quý Nam