Chờ...

10 loại nước ép trái cây chứa calo và dinh dưỡng cao

(VOH) - Cách lành mạnh nhất để bắt đầu một ngày mới đó là bạn nên uống một ly nước ép trái cây tươi. Lượng calo có trong một ly nước ép trái cây sẽ tiếp thêm sinh lực và sức sống mới cho cơ thể của bạn.

Những người muốn giảm cân nên uống các loại nước ép trái cây có chứa ít calo, trong khi đó một người muốn tăng cường sức khỏe cho mình thì nên uống một ly nước ép trái cây tươi có chứa hàm lượng calo cao. Dưới đây là mười loại nước ép trái cây có lợi cho sức khỏe của bạn.

Ảnh minh họa. 

Nước ép bưởi: Là một nguồn vitamin C tuyệt vời và làm tăng sức đề kháng của cơ thể, nước ép bưởi rất tốt cho làn da của bạn. Bưởi còn là một quả chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại stress và các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp.

Nước ép cà rốt: Cà rốt khi mới vừa ép xong, chúng ta nên uống ngay để có kết quả tốt nhất. Xin đừng gọt vỏ cà rốt trước khi ép vì việc này nhằm giữ lại giá trị dinh dưỡng cao của vỏ cà rốt có trong nước ép cà rốt. Bốn củ cà rốt lớn có thể mang đến cho bạn một cốc nước ép cà rốt giàu chất dinh dưỡng. Một cốc nước ép cà rốt không đường sẽ cung cấp 94 đơn vị calo. Đây là một trong những loại nước ép có hàm lượng calo cao nhất.

 Nước ép cam: Cam quít cung cấp một nguồn vitamin C tuyệt vời và rất hiệu quả cho làn da của bạn.

Nước ép cam có màu cam sáng và hương vị khá thơm. Nước ép trái cây tươi không đường được vắt ra từ một quả cam có thể cung cấp khoảng 62 đơn vị calo.

Nước ép củ cải đường: Củ cải đường cung cấp một nguồn khoáng chất tuyệt vời như sắt và chiết xuất củ cải đường có màu giống như màu củ cải đường đó là màu đỏ tía đậm.

Củ cải đường nên được rửa sạch đúng cách trước khi cho vào máy ép trái cây, và tất nhiên, như cà rốt, ta không gọt vỏ. Mặc dù hàm lượng calo thấp nhưng giá trị dinh dưỡng của củ cải đường rất cao

Nước ép trái thơm (dứa): Nước ép dứa thật là lý tưởng vì nó góp phần trẻ hóa và giải độc cơ thể. Nước ép dứa có tính axit nên phải tránh uống nước ép dứa vào buổi sáng sớm. Hương vị của nước ép dứa rất hấp dẫn. 225 ml nước ép dứa không đường chứa khoảng 90 đơn vị calo

Nước ép táo: Một loại nước ép khác ngon và tươi mới là của quả táo. Nước ép táo rất tốt và góp phần nuôi dưỡng cơ thể. Nước ép táo là chất chống oxy hóa trong tự nhiên và rất có hiệu quả như là một phần của chế độ ăn giải độc. Một quả táo có kích cỡ trung bình thường chứa khoảng 30 đơn vị calo trong nước ép trái cây.

Nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe. 

Nước ép dưa hấu: Nước ép dưa hấu mới vắt là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống giải độc bởi vì nó không chỉ cung cấp năng lượng, mà còn làm trẻ hóa, giữ ẩm cho cơ thể. Nước ép dưa hấu rất dễ uống. Dưa hấu chứa hàm lượng nước rất cao. Ăn dưa hấu chín hoặc uống nước ép của nó mỗi ngày là một trong những cách tuyệt nhất giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, đặc biệt tốt trong mùa hè oi bức.

Nước ép lá cần tây: Nước ép cần tây tự nhiên có màu xanh lá cây và rất hiệu quả để bổ sung vào cơ thể các chất khoáng như natri và kali. Nước ép cần tây rất lý tưởng vì nó cung cấp những gì bạn cần để nạp năng lượng sau khi tập thể lực. Hai cọng rau cần tây sẽ cung cấp khoảng 11,4 đơn vị calo.

Nước ép rau bina: Loại rau lá xanh này ở dạng nước trái cây tươi là rất có lợi cho cơ thể. Nó là một chất tẩy rửa tự nhiên và lọc máu. Uống nước ép rau bina tươi hàng ngày đảm bảo việc phòng chống các bệnh như thiếu máu. Nước ép rau bina giúp giảm bạn giảm cân rất hiệu quả.

Nước nho ép: Có nhiều giống nho và mỗi giống nho có lợi thế tương tự nhau. Nho giúp ngăn ngừa các bệnh hiểm nghèo như ung thư, hạ huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ loại tắc nghẽn nào. Nước ép nho tươi rất giàu hàm lượng calo, 250ml nước ép nho không đường chứa khoảng 163,2 đơn vi calo.

Nước ép trái cây dành cho tất cả mọi đối tượng. Hãy mua nhiều loại trái cây tươi và rau tươi có chứa hàm lượng calo cao mà bạn yêu thích để tận hưởng đủ các loại nước ép ngon và có lợi cho sức khỏe của bạn nhé. 

Phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng: bệnh biểu hiện như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời đọc giả đọc các bài viết sau: 

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 5: 3 chú ý để chăm sóc trẻ mắc bệnh

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 4: 5 lý do khiến bệnh nguy hiểm

>>>> Chuyên đề Bệnh tay chân miệng-Phần 3: Có nên điều trị tại nhà