Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Người tự kỷ nhìn thế giới như thế nào?

(VOH) - Những người mắc phải hội chứng tự kỷ (ASD) có cách nhìn thế giới xung quanh cực kỳ khác với người bình thường.

Tự kỷ mang tính bẩm sinh

Tự kỷ không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác cũng không phải là loại bệnh do ăn uống một thực phẩm nào đó không hợp.

Có đến gần một nửa trẻ tự kỷ được chẩn đoán phát hiện trong năm đầu đời. Điều này cho thấy đây không phải là một căn bệnh do tác nhân bên ngoài tác động mà do những yếu tố bẩm sinh ngay khi trẻ còn là thai nhi.

Hội chứng này là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

>>> Những điều bạn phải biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn

Người tự kỷ nhìn thế giới như thế nào ?

Những người tự kỷ có hành vi kỳ lạ do họ nhìn thế giới cực kỳ khác biệt so với chúng ta.

Nghiên cứu của Viện công nghệ California (CalTech) dựa trên 39 ứng viên - một nửa số ứng viên được chẩn đoán với hội chứng tự kỷ ASD – cho thấy sự khác biệt rõ rệt về cách nhìn của người tự kỷ so với người bình thường.

Cả 2 nhóm ứng viên được xem qua 700 bức ảnh và những hình ảnh dưới đây cho thấy sự khác biệt cụ thể giữa cách nhìn của người tự kỷ (hình bên trái) và người bình thường (hình bên phải).

>>>  Tự kỷ ám thị có phải là tự kỷ ?

Điểm được quan sát kỹ có màu đậm hơn.

Người tự kỷ (bên trái) thích nhìn vào các họa tiết hoặc góc cạnh còn người bình thường (bên phải) quan sát được hết.

Những người tự kỷ có xu hướng tập trung vào chính giữa bức hình dù ở đó chẳng có thứ gì, hay kể cả khi có các vật dụng/chủ thể khác trong hình. Người bình thường có tầm nhìn bao quát, quan sát rộng hơn.

Những thứ như khuôn mặt, hay hướng nhìn của nhân vật trong bức hình không phải là thứ người tự kỷ quan tâm. Đây cũng là lý do khiến người tự kỷ không thích giao tiếp bằng mắt với người khác.

Khả năng bị xao nhãng của người tự kỷ cũng thấp hơn so với người bình thường. Họ chỉ hướng sự tập trung của mình vào 2 vật duy nhất trong hình, còn người bình thường bận tâm đến cả 4.

Người tự kỉ nhìn tập trung vào ít vật thể hơn

Thiếu giao tiếp bằng mắt là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ và đánh giá về nó là một phần trong các công cụ chẩn đoán và sàng lọc bệnh tự kỷ.

Nghiên cứu của BabySibs cũng cho thấy trẻ em bị tự kỷ thường thích nhìn gương mặt trông méo mó hơn là những gương mặt bình thường.

Ước tính tại Mỹ, cứ 68 trẻ thì có 1 mắc tự kỷ. Tỉ lệ này ngày càng tăng lên, kể cả với các nước trên thế giới.

Quan sát hướng nhìn của mắt có thể giúp các chuyên gia sớm chẩn đoán bệnh hơn, qua đó hình thành những phương pháp phù hợp nhằm điều trị dứt điểm hội chứng này.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thông thái (Asperger) có khả năng phi thường. Gần 10% trẻ tự kỷ có khả năng phi thường về nhạc, họa, điêu khắc, tính toán... dù không hề được học hay luyện tập.
Phác đồ và tiến trình chuẩn nhất để chữa bệnh tự kỷ cho trẻ: (VOH) - Tự kỷ là một căn bệnh đặc biệt. Thuốc không phải là “cứu cánh” tuyệt đối. Bệnh cần phác đồ điều trị và tiến trình trị liệu bền bỉ mà các bậc cha mẹ chính là “bác sĩ” của con.
Điều trị bệnh tự kỷ càng sớm khả năng phục hồi càng cao: (VOH) - Tự kỷ là một dạng khuyết tật thường xuất hiện vào khoảng 3 năm đầu đời nhưng tồn tại lâu dài và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc điều trị sớm là hết sức quan trọng.
Bình luận