Đăng nhập

500.000 người Nam Phi có nguy cơ tử vong do Mỹ cắt giảm tài trợ cho HIV/AIDS

00:00
02:28
02:28
NAM PHI - Chuyên gia cảnh báo, việc USAid cắt giảm ngân sách cho các phòng khám cung cấp thuốc kháng virus sẽ là 'án tử hình đối với các bà mẹ và trẻ em'.

Các tổ chức đang làm việc với căn bệnh HIV và AIDS trên khắp Châu Phi đã nhận được thông báo chung về việc chấm dứt tài trợ. Họ dự đoán, số ca tử vong sẽ tăng mạnh sau quyết định này.

Các bác sĩ và quản lý chương trình cho biết, sau khi Mỹ tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn việc tài trợ cho các dự án phòng chống HIV, nhiều dịch vụ trên mọi phương diện đã bị ảnh hưởng, từ các dự án giúp đỡ trẻ mồ côi và phụ nữ mang thai đến các dự án tiếp cận người chuyển giới và gái mại dâm.

nam-phi-280225Xem toàn màn hình
Hồ sơ bệnh nhân tại một phòng khám HIV/AIDS ở Kampala, Uganda - Ảnh: Getty

Dự báo, việc cắt giảm có thể khiến 500.000 người tử vong trong 10 năm tới ở Nam Phi, trong khi hàng nghìn người sẽ mất việc làm trong những ngày tới.

Chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ cắt giảm hơn 90% hợp đồng của cơ quan phát triển quan trọng USAid và cắt giảm 60 tỷ đô la chi tiêu viện trợ nước ngoài.

Các thông báo chấm dứt đã được gửi đến các tổ chức ở các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Malawi, Zambia, Tanzania và Zimbabwe, cũng như chương trình chung của Liên Hợp Quốc UNAids.

Quỹ Elizabeth Glaser Paediatric Aids cho biết, họ đã nhận được thông báo chấm dứt đối với 3 dự án của mình, cung cấp dịch vụ điều trị HIV cho hơn 350.000 người ở Lesotho, Eswatini và Tanzania. Con số này bao gồm hơn 10.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, những người phải tiếp tục dùng thuốc kháng virus để tránh lây bệnh cho con của họ.

Nhiều dự án đã buộc phải dừng hoạt động vào cuối tháng 1/2025 sau khi chính quyền tổng thống Donald Trump công bố đánh giá 90 ngày về viện trợ nước ngoài. Một số dự án sau đó được cấp miễn trừ tạm thời để tiếp tục hoạt động với lý do 'họ cung cấp dịch vụ cứu sinh'.

Nhưng tới ngày 27/2, họ nhận được thông báo yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn.

Các dự án được tài trợ bởi Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống về cứu trợ AIDS (Pepfar), do George W Bush thành lập năm 2003, dường như bị ảnh hưởng đặc biệt. Ở Nam Phi, chương trình này tài trợ 17% cho hoạt động ứng phó với HIV; ở các quốc gia khác, con số này cao hơn nhiều.

Giáo sư Linda-Gail Bekker, giám đốc Trung tâm HIV Desmond Tutu tại Đại học Cape Town đã nghiên cứu mô hình cho thấy, việc mất hoàn toàn nguồn tài trợ của Pepfar ở Nam Phi có thể dẫn đến hơn 500.000 ca tử vong do HIV trong một thập kỷ.

Sự kiện này diễn ra vào thời điểm mà những đột phá trong khoa học, chẳng hạn như sự ra đời của thuốc tiêm phòng ngừa tác dụng kéo dài, khiến nhiều người làm việc trong lĩnh vực HIV hy vọng căn bệnh này có thể sớm chấm dứt.

Nam Phi có khoảng 8 triệu người đang sống chung với HIV, con số cao nhất trên toàn cầu.

Theo dòng sự kiện icon down tag event
Bình luận