Ảnh minh họa. Nguồn: Topyaps
Trong một báo cáo khác của tạp chí y khoa Lancet cho biết, có 56 triệu ca phá thai diễn ra hằng năm, đã tăng từ 50 triệu/năm từ 1990 đến 1994 đến 56 triệu/năm giai đoạn 2010-2014 - cao hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận một nghiên cứu trong vòng 15 năm qua cho thấy con số này được cải thiện ở những nước giàu tuy nhiên không có thay đổi đáng kể ở những quốc gia nghèo.
Sự gia tăng số lượng ca nạo phá thai tăng đột biến trong thời kỳ kinh tế thế giới đang phát triển, một phần là do tăng dân số và mong muốn có ít con.
Nhiều phụ nữ cho biết, họ đã quyết định không sử dụng biện pháp tránh thai vì lo lắng về tác dụng phụ của thuốc hay kinh nghiệm cho họ biết quan hệ lúc nào sẽ ít có khả năng mang thai.
Tiến sĩ Diana Greene Foster, thuộc trường Đại học California, San Francisco cho biết không có câu trả lời nào là hoàn toàn chuẩn xác về tác dụng của các loại thuốc hay tác dụng phụ có thể kèm theo. Nó cũng phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng con người. Điều này chỉ ra rằng việc đầu tư phát triển các phương pháp tránh thai mới hay làm thế nào để phụ nữ trên thế giới tiếp cận các trung tâm tư vấn tránh thai dự phòng là hết sức cần thiết.
Tiến sĩ Bela Ganatra, từ WHO cũng có cùng ý kiến: "Tỷ lệ nạo phá thai cao trong nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng về sự cần thiết cải thiện và mở rộng dịch vụ tránh thai hiệu quả. Việc đầu tư vào các phương pháp tránh thai hiện đại sẽ ít tốn kém cho xã hội nói chung và người phụ nữ nói riêng hơn là có thai ngoài ý muốn rồi sao đó nạo phá thai không an toàn".
Việc ban hành quy định cấm nạo phá thai không giúp ích nhiều trong việc giảm hoặc chấm dứt nạn nạo phá thai mà thay vào đó lại giúp các dịch vụ nạo phá thai bất hợp pháp, không an toàn “ăn nên làm ra”.