Tuy nhiên, ông không tiết lộ cụ thể tên của bất kỳ đối tượng hay tổ chức nào bị tình nghi.
Australia sẽ tiến hành bầu cử vào tháng 5 tới. Hiện các cơ quan liên quan của Australia đang ráo riết điều tra vụ việc. Trong lúc đó, hàng loạt các biện pháp tăng cường an ninh mạng đã được thực hiện như tăng cường sự bảo vệ hệ thống mạng nội bộ, bảo vệ dữ liệu và người sử dụng. Toàn bộ người sử dụng máy tính thuộc hệ thống Quốc hội Australia cũng đã phải thay đổi mật khẩu ngay lập tức.
Tại buổi họp, Thủ tướng Scott Morrison cũng đã đưa ra đánh giá ban đầu của các nhà điều tra, theo đó ông cho biết các tin tặc đã vi phạm quy tắc an ninh mạng và tấn công vào mạng lưới máy tính của các đảng chính trị lớn của Australia.
Ông cho biết thêm, trong khi điều tra vụ tấn công trước đó nhằm vào mạng máy tính của quốc hội nước này thì "chúng tôi được thông báo rằng mạng máy tính của một số chính đảng, như đảng Tự do, Công đảng và đảng Dân tộc cũng bị ảnh hưởng."
Nhà lãnh đạo Australia nêu rõ: "Các chuyên gia mạng cho rằng một nhân tố nhà nước tinh vi đứng sau hoạt động hiểm độc này."
Ông Morrison không tiết lộ thông tin nào được truy cập, tuy nhiên theo kết quả điều tra, hiện chưa có bằng chứng nào về sự can thiệp bầu cử.
Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2018 tổ chức tại Papua New Guinea (Ảnh: Reuters)
Theo các nhà phân tích, các nước Trung Quốc, Nga và Iran là những nước có khả năng cao nhất đứng sau loạt tấn công mạng lần này.
Mối quan hệ của Australia với Trung Quốc đã xấu đi kể từ năm 2017, sau khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào công việc nội bộ. Cả hai nước sau đó đã tìm cách hàn gắn mối quan hệ, tuy nhiên Australia vẫn duy trì sự cảnh giác với Trung Quốc.
Căng thẳng giữa hai nước cũng đã gia tăng trong tháng này sau khi Australia hủy visa của một doanh nhân nổi tiếng người Trung Quốc, động thái này xảy ra chỉ vài tháng sau khi Australia ban lệnh cấm tập đoàn viễn thông khổng lồ đến từ Trung Quốc Huawei Technologies cung cấp thiết bị cho mạng băng thông rộng 5G.
Ngoài ra, theo kết luận điều tra từ Mỹ, các quan chức của cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) cũng đã bị phát hiện giám sát các máy tính của ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ, Ủy ban chiến dịch thuộc chiến dịch tranh cử tổng thống của Hillary Clinton vào năm 2016 và đánh cắp một lượng lớn dữ liệu.
Australia accuses foreign government of cyber attack on lawmakers
(Reuters) - A cyber attack on Australian lawmakers that breached the networks of major political parties was probably carried out by a foreign government, Prime Minister Scott Morrison said on Monday, but did not name any suspects.
As Australia heads for an election due by May, lawmakers were told this month told to urgently change their passwords after the cyber intelligence agency detected an attack on the national parliament’s computer network.
The hackers breached the networks of major political parties, Morrison said, as he issued an initial assessment by investigators.
“Our cyber experts believe that a sophisticated state actor is responsible for this malicious activity,” he told parliament.
“We also became aware that the networks of some political parties, Liberal, Labor and Nationals have also been affected.”
Morrison did not reveal what information was accessed, but he said there was no evidence of election interference.
Analysts have said China, Russia and Iran were the most likely culprits.
Ties with China have deteriorated since 2017, after Canberra accused Beijing of meddling in its domestic affairs. Both countries have since sought to mend relations, but Australia remains wary of China.
Tension rose this month after Australia rescinded the visa of a prominent Chinese businessman, just months after barring Chinese telecoms giant Huawei Technologies from supplying equipment to its 5G broadband network.
Officers of Russia’s GRU military intelligence agency covertly monitored computers of U.S. Democratic candidate, Hillary Clinton’s 2016 presidential campaign and campaign committees, and stole large amounts of data, U.S. investigators have concluded.