Các nước bước vào giờ khắc đầu tiên chào đón năm mới 2020

(VOH) - Liên tục theo vòng quay của trái đất các nước sôi nổi chào đón năm mới 2020 khi qua giờ khắc 0g ngày 1/1/2020, chào đón năm mới, thập kỷ mới.

Ngày 31/12 là ngày cuối cùng của một năm. Tuy nhiên, đối với năm 2019, ngày 31/12 không chỉ khép lại năm cũ mà còn là thời khắc khép lại cả một thập kỷ. Do đó, sự kiện chào đón một thập kỷ mới tại nhiều quốc gia trên thế giới chắc hẳn sẽ rực rỡ, sôi động hơn những năm trước.

Du khách tham quan Lễ hội ánh sáng chào Năm mới 2020 tại California, Mỹ.

Du khách tham quan Lễ hội ánh sáng chào Năm mới 2020 tại California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Phong tục đón năm mới tại các quốc gia trên thế giới tùy theo mỗi quốc gia có những cách đón năm mới mang nét đặc trưng riêng, phần lớn các nước trên thế giới đều tổ chức sự kiện lớn để đón chào năm mới vào ngày 1/1, hay còn gọi là Tết Dương lịch.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu, chào đón ngày đầu tiên của năm mới với những màn bắn pháo hoa rực rỡ sắc màu. Người dân thường quây quần bên trong những bữa tiệc đón mừng năm mới và cùng nhau đếm ngược những thời khắc cuối cùng của năm cũ.

 Đường phố được trang hoàng rực rỡ chào đón Năm mới 2020 tại Tashkent, Uzbekistan, ngày 24/12/2019. 

 Đường phố được trang hoàng rực rỡ chào đón Năm mới 2020 tại Tashkent, Uzbekistan, ngày 24/12/2019. 

Do vị trí địa lý và múi giờ, Quốc đảo Kiribati, Samoa, Tonga và Kiribati là những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới, vào khoảng 17h theo giờ Việt Nam.

Vào 18h ngày 31/12 (giờ Việt Nam), phần còn lại của New Zealand sẽ chào đón năm mới. Cùng với người dân New Zealand, 5 điểm khác cũng sẽ chính thức chia tay năm 2019 gồm quốc đảo Marshall, quốc đảo Fiji (châu Đại Dương), đảo Phượng Hoàng (Kiribati), Tokelau (New Zealand) và một số vùng của châu Nam Cực

Pháo hoa thắp sáng Sky Tower, Auckland, New Zealand, đón năm 2020.

Pháo hoa thắp sáng Sky Tower, Auckland, New Zealand, đón năm 2020.

Australia là một trong những nước đầu tiên đón năm mới 2020. Trong những giờ tới, người dân châu Á, châu Phi, châu Âu và sau cùng là châu Mỹ sẽ lần lượt chia tay năm cũ và đón chào Năm Mới. Vùng đất đón Năm Mới muộn nhất trên thế giới là đảo Baker và Howland hẻo lánh, ngoài khơi nước Mỹ.

Người dân đón mừng năm mới ở Auckland, New Zealand.

Người dân đón mừng năm mới ở Auckland, New Zealand.

Australia là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Thời khắc đồng hồ điểm 0h ngày đầu tiên của năm mới (khoảng 21 giờ Việt Nam), Australia đã bước vào Năm mới 2020 với màn pháo hoa hoành tráng trên bầu trời Sydney ở thời khắc Giao thừa.

Màn "Pháo hoa Gia đình" ở Cầu cảng Sydney tối 31/12

Màn "Pháo hoa Gia đình" ở Cầu cảng Sydney tối 31/12

Cầu cảng Sydney trở nên rực rỡ khi hơn 100.000 quả pháo hoa được bắn lên bầu trời Sydney trong thời gian 12 phút. Hàng chục nghìn người dân Australia cũng tập trung tại trung tâm thành phố Melbourne để tận hưởng bữa tiệc đón năm mới.

Một số thành phố đã huỷ màn bắn pháo hoa mừng năm mới nhưng sự kiện này vẫn sẽ được tổ chức tại Sydney, bất chấp 100 đám cháy đang hoành hành tại bang New South Wales khiến thành phố phải ban lệnh cấm đốt lửa. Chính quyền thành phố Sydney vẫn quyết định tổ chức màn trình diễn pháo hoa hoành tráng với chi phí  lên tới 6,5 triệu AUD (4,5 triệu USD).Thị trưởng thành phố Sydney cho rằng sự kiện sẽ giúp thu được 130 triệu AUD để hỗ trợ ngân sách xử lý khủng hoảng cháy rừng hiện nay.

Thị trưởng thành phố Sydney cho rằng sự kiện sẽ giúp thu được 130 triệu AUD để hỗ trợ ngân sách xử lý khủng hoảng cháy rừng hiện nay.

Thị trưởng thành phố Sydney cho rằng sự kiện sẽ giúp thu được 130 triệu AUD để hỗ trợ ngân sách xử lý khủng hoảng cháy rừng.

Tại thành phố Auckland của New Zealand, người dân đã tập trung ngoài trời để chờ tham gia sự kiện đếm ngược mừng năm 2020. Hàng nghìn người đã tập trung tại Tháp Sky cao 328 mét ở Auckland để thưởng thức màn pháo hoa và trình diễn đèn laser đầy màu sắc trên bầu trời. Theo đài TVNZ, Tháp Sky đã được thắp sáng bằng 3.500 hiệu ứng với hai tấn thiết bị cùng 14 km cáp.

Tại kinh đô Paris của Pháp, do tác động của cuộc đình công trong ngành giao thông vận tải, nên số người tham dự lễ đón Năm mới tại Đại lộ Champs- Elysees sẽ không thể đông như hằng năm là khoảng 250.000 đến 300.000 người.

tác phẩm nghệ thuật rực rỡ tại Vườn thú ánh sáng Zoolights để chào đón Năm Mới 2020 ở công viên Lincoln, Chicago,

Tác phẩm nghệ thuật rực rỡ tại Vườn thú ánh sáng Zoolights để chào đón Năm Mới 2020 ở công viên Lincoln, Chicago, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tại thủ đô London - Anh sẽ bùng nổ với 12.000 quả pháo hoa và đây cũng là lần đầu Tháp đồng hồ Big Ben, biểu tượng nước Anh, vang lên sau 1 năm tu sửa.

Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Năm Mới 2020 tại Managua, Nicaragua, ngày 29/12/2019.

Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Năm Mới 2020 tại Managua, Nicaragua, ngày 29/12/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Tại Berlin (Đức), nhà tổ chức  cũng đang chuẩn bị một bữa tiệc lớn đón năm mới tại Cổng Bkrandenburg. Theo truyền thống, bầu trời Berlin được thắp sáng bằng pháo hoa vào lúc 12 giờ đêm không chỉ ở Bkrandenburg mà cả từ ban công và mái nhà, trong các khu vườn và công viên. Nhưng năm nay, màn bắn pháo hoa không được tổ chức để đảm bảo an toàn cho du khách. Tuy nhiên, không vì thế mà lễ đón năm mới tại đây kém vui, thay vào đó là các buổi hòa nhạc hoành tráng cùng với cùng với khu ẩm thực được tổ chức dọc theo con phố trung tâm.

Lễ hội băng Moskva

Lễ hội băng Moskva diễn ra tại công viên Chiến thắng từ ngày 28/12/2019 đến 12/1/2020 với nhiều chương trình độc đáo, ấn tượng

Tại Nga. Trong bài phát biểu mừng Năm mới 2020, ngày 31/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi người Nga đoàn kết vì tương lai đất nước.

Dường như đã trở thành một truyền thống, Tổng thống Nga xuất hiện bên ngoài Điện Kremlin và gửi thông điệp tới toàn thể người dân Nga, được truyền hình trên cả nước trong đêm Giao thừa. Bài phát biểu lần này đánh dấu 20 năm kể từ khi ông Putin lần đầu tiên ngồi ở chiếc ghế quyền lực nhất nước Nga.

Xe buýt được trang trí chào đón Năm Mới 2020 tại Sao Paulo, Brazil

Xe buýt được trang trí chào đón Năm Mới 2020 tại Sao Paulo, Brazil

Tại Brazil, hàng trăm tín đồ đã tập trung tại bãi biển Copacabana mang tính biểu tượng ở thành phố Rio de Janeiro để tổ chức lòng tôn kính với nữ hoàng biển Yemanja. Đây  cũng là một phong tục không thể thiếu đối với người dân nơi đây vào những thời khắc cuối cùng trước khi bước sang Năm mới 2020. Họ mang theo hoa, đồ uống có cồn và các sản phẩm làm đẹp làm quà tặng cho nữ thần biển, với niềm tin người sẽ ban cho họ phước lành trong năm mới.

Tấm biển cao 2m chào đón năm mới 2020 được trưng bày tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ.

Tấm biển cao 2m chào đón năm mới 2020 được trưng bày tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ. 

Thành phố New York, Mỹ lại tiến hành thử lần cuối quả cầu pha lê trên Quảng trường Thời đại nhằm chuẩn bị cho lễ hội đếm ngược đón chào Năm mới 2020. Đây có thể xem là linh hồn của buổi lễ đón Giao thừa và cũng là một trong những nét đặc sắc của nghi lễ đón chào Năm mới tại Mỹ.

Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Năm Mới 2020 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/12/2019. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Đường phố được trang hoàng rực rỡ đón Năm Mới 2020 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/12/2019. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Tại Nhật Bản. Không giống như những quốc gia châu Á khác, Nhật Bản đón năm mới vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, người Nhật vẫn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa dù chào đón năm mới theo Tết Dương lịch.

Ngoài một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore, phần lớn các nước trên thế giới đều tổ chức sự kiện lớn để đón chào năm mới vào ngày 1/1, hay còn gọi là Tết Dương lịch.

Biểu diễn tại buổi hòa nhạc chào đón Năm mới 2020 tại Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, ngày 29/12.

Biểu diễn tại buổi hòa nhạc chào đón Năm mới 2020 tại Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, ngày 29/12. Ảnh: THX/TTXVN

Việt Nam thuộc nhóm thứ 12 đón năm mới sớm nhất thế giới, bên cạnh Thái Lan, Cambodia, Lào... Tuy năm mới với người Việt cũng như một số quốc gia châu Á khác được tính theo Âm lịch, nhiều hoạt động đặc sắc vẫn diễn ra vào ngày này. Các điểm tập trung chờ "Countdown" hứa hẹn vẫn đông đúc như mọi năm. 

Đường phố được trang hoàng rực rỡ chào đón Năm mới 2020 tại Tbilisi, Gruzia, ngày 25/12/2019.  Ảnh: THX/TTXVN

Đường phố được trang hoàng rực rỡ chào đón Năm mới 2020 tại Tbilisi, Gruzia, ngày 25/12/2019.  Ảnh: THX/TTXVNCác nghệ sĩ biểu diễn hòa nhạc chào đón Năm Mới 2020 tại Vienna, Áo, ngày 27/12/2019Các nghệ sĩ biểu diễn hòa nhạc chào đón Năm Mới 2020 tại Vienna, Áo, ngày 27/12/2019

Đường phố được trang hoàng chào đón Năm Mới 2020 tại Baku, Azerbaijan,

Đường phố được trang hoàng chào đón Năm Mới 2020 tại Baku, Azerbaijan, ngày 23/12/2019

Những ước muốn năm 2020 ở Seoul

Những ước muốn năm 2020 ở Seoul. (Ảnh: AP)

Người dân làm đèn lồng chào Năm Mới tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX

Người dân làm đèn lồng chào Năm Mới tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX

Sau khi "du lịch" vòng quanh thế giới, năm 2020 sẽ dừng chân ở điểm cuối cùng là đảo Baker và Howland (Mỹ). Hai điểm này sẽ đón năm mới vào 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam). Dù vậy, đây là 2 hòn đảo không người sống nên nhiều khả năng chẳng có lễ đón năm mới nào được tổ chức.

Bình luận