Tính đến 6h ngày 23/4 theo giờ Việt Nam, trên thế giới đã có 2.632.532 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó, số ca tử vong đã lên tới 183.866 trường hợp.
Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2 với 846.294 ca nhiễm (tăng 27.550 ca so với hôm trước) và 47.524 ca tử vong (tăng 2.206 ca).
Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 208.389 ca mắc (tăng 4.211 ca) và 21.717 ca tử vong (tăng 435 ca).
Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 187.327 ca mắc (tăng 3.370 ca) và 25.085 ca tử vong (tăng 437 ca).
Đứng thứ tư là Pháp với 159.877 ca mắc (tăng 1.827 ca) và 21.340 ca tử vong ((tăng 544 ca).
Mặc dù Nga và Anh đứng sau các nước trên về tổng số ca nhiễm và tử vong, song số ca mắc mới trong 24 giờ ở hai nước này khá cao, xếp thứ 2 và 3 thế giới sau Mỹ, lần lượt là 5.236 trường hợp và 4.451 trường hợp, nâng tổng số ca mắc bệnh đến nay ở 2 nước lên lần lượt là 57.999 lên 133.495 người.
Trong khi đó, số ca mắc mới ở Thổ Nhĩ Kỳ là 3.083 trường hợp, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 lên 98.674 người.
Mặc dù số ca mắc mới và tử vong có liên quan đến Covid-19 trên thế giới vẫn tăng cao nhưng tốc độ lây lan đã chậm lại đáng kể so với trước. Trung bình mỗi ngày số ca mắc mới dao động quanh ngưỡng 75.000 ca, thay vì hơn 100.000 ca như trước đây. Số ca tử vong mới cũng chỉ trong khoảng 6000 – 7.000 trường hợp, bằng 1/2 hoặc 1/3 so với thời kỳ diễn biến nóng.
Tại Mỹ, một quan chức cấp cao của Hải quân cho biết, hiện 26 tàu chiến của nước này đang có ca nhiễm SARS-CoV-2, trong khi 14 tàu khác từng từng bị virus này hoành hành song các thủy thủ mắc bệnh đã phục hồi. Hiện 26 tàu chiến nói trên đang neo đậu tại các cảng hoặc xưởng bảo dưỡng.
Hiện Mỹ có 297 chiến hạm đang hoạt động và 90 tàu trên biển không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 nào.
Tính đến sáng 22/4 (giờ địa phương), 3.578 quân nhân Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 người đã tử vong.
Top 10 nước có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới tính đến 6h ngày 23/4. (Nguồn: Worldometers)
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt với lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về cách thức chính phủ của ông đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 sau khi không đưa ra lời giải thích thỏa đáng về số liệu tử vong, xét nghiệm hạn chế và thiếu trang thiết bị cho các bệnh viện. Sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất kể từ đại dịch cúm năm 1918 đã khiến chính phủ các nước trên thế giới gặp nhiều thách thức, khiến nền kinh tế toàn cầu bị định trệ và gây quá tải các hệ thống y tế.
Với gần 7.300 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, Belarus hiện đứng ở vị trí thứ hai về số lượng bệnh nhân trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), chỉ sau Nga và cao hơn Ukraine, nơi đã ghi nhận 6.592 ca. Belarus đã tiến hành gần 115.000 xét nghiệm. Tại 25 phòng thí nghiệm, các chuyên gia làm việc suốt ngày đêm. Bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng nước này cho biết, việc khử trùng bệnh viện và doanh nghiệp công nghiệp sẽ bắt đầu tại thủ đô Minsk trong tuần này.
Sau ngày 15/5, Romania có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch Covid-19 nếu số lượng ca nhiễm mới và tử vong giảm. Phát biểu trong cuộc họp báo sau phiên họp nội các đánh giá về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, Tổng thống Klaus Iohannis gửi lời cảm ơn tới công dân trên cả nước vì đã chấp hành nghiêm túc các quy định về giãn cách xã hội trong dịp lễ Phục sinh vừa qua. Tính đến hết nay, Romania đã ghi nhận tổng cộng 9.242 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 498 trường hợp tử vong.
Séc sẽ bắt đầu tiến hành một nghiên cứu trên diện rộng nhằm đo lường mức độ lây nhiễm và kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Séc sẽ bắt đầu tiến hành một nghiên cứu trên diện rộng nhằm đo lường mức độ lây nhiễm và kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Tính đến hết hôm qua, nước này ghi nhận 7.033 ca nhiễm, trong đó có 201 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc tung gói hỗ trợ mới 30 tỷ đôla Mỹ đối phó dịch Covid-19. Theo Đài KBS, số tiền này sẽ được huy động thông qua phát hành trái phiếu đảm bảo của Nhà nước, nếu cần thêm sẽ kêu gọi từ các quỹ tư nhân hoặc tổ chức hoạt động đặc thù. Bên cạnh đó, Chính phủ nhận định phải bảo vệ các ngành nền tảng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế và tuyển dụng thì mới đảm bảo được việc làm cho lao động.
Singapore tiếp tục ghi nhận sơ bộ 1.016 trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2 nâng tổng số ca nhiễm tại nước này vượt quá 10.000 trường hợp và đa phần vẫn là trong đối tượng lao động nhập cư. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng tuyên bố gia hạn lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm 4 tuần và đồng thời khẳng định sẽ có trách nhiệm với các lao động nước ngoài nhập cư làm việc có giấy phép tại đây.
Nội các Thái Lan vừa thông qua việc chuyển 10% ngân sách 2020 của các Bộ, Ngành vào ngân sách trung ương để đối phó với đại dịch Covid-19. Trong ngày hôm qua 22/4, Thái Lan đã ghi nhận thêm 15 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước lên thành 2.826 người và số bệnh nhân tử vong hiện là 49.
Cập nhật Dịch COVID-19 sáng 23/4: Việt Nam 7 ngày không có ca mới - (VOH) - Theo thông báo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến 6h ngày 23/4, Việt Nam không có ca nhiễm mới. Như vậy 7 ngày liên tiếp Việt Nam không phát hiện ca bệnh mới.