Tiêu điểm: Nhân Humanity

Cần một hiệp ước toàn cầu mới để giải quyết khủng hoảng nước

SINGAPORE - Các quốc gia cần một hiệp ước quốc tế mới để giải quyết cuộc khủng hoảng nước, dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế ít nhất 8% và đe dọa nguồn cung cấp lương thực thế giới vào năm 2050.

Theo Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước (GCEW), biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất phá hủy và quản lý kém hiệu quả kéo dài đã khiến nguồn nước toàn cầu gặp tình trạng "căng thẳng chưa từng có”.

Các khu vực đông dân như tây bắc Ấn Độ, đông bắc Trung Quốc và nam cùng đông Âu đặc biệt dễ bị tổn thương do tình trạng thiếu nước.

thieu nuoc (1)

Một người đàn ông đang đổ đầy nước vào các thùng chứa giữa tình trạng thiếu nước ở thị trấn Alcamo, Ý. - Ảnh: REUTERS

Theo một báo cáo mới nhất của GCEW, chính phủ các nước cần hợp tác để tạo ra các biện pháp khuyến khích thay đổi cách tiêu thụ nước và đảm bảo đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng được phân bổ đúng nơi.

Báo cáo cho biết, nguồn cung cấp nước toàn cầu không còn có thể được dựa vào, một phần do sự thay đổi trong mô hình lượng mưa, với mỗi 1ºC ấm lên ước tính làm tăng khả năng giữ ẩm của khí quyển thêm 7%.

Tổng thống Singapore, ông Tharman Shanmugaratnam, đồng chủ tịch GCEW, cho biết cần thiết lập các mục tiêu chung về bền vững nước và tiến tới một hiệp ước nước toàn cầu, dù sẽ mất vài năm để đạt được.

Nhiệt độ gia tăng đã tạo ra một vòng luẩn quẩn, khiến độ ẩm trong đất giảm và làm trầm trọng thêm hạn hán và cháy rừng, gây ra sự suy thoái và mất đa dạng sinh học.

Các khu vực phụ thuộc nhiều vào tưới tiêu có thể phải đối mặt với sự suy giảm khả năng lưu trữ nước. Theo xu hướng hiện tại, sản lượng ngũ cốc toàn cầu có thể giảm tới 23%.

Cần có các cơ chế tài chính để khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước, đặc biệt là ở các quốc gia dễ bị tổn thương, và các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện các khoản vay dựa trên việc bảo vệ nguồn nước.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, đồng chủ tịch GCEW, cho biết, các nỗ lực toàn cầu cũng cần phải định giá nước hợp lý và “tái phân bổ” khoảng 600 tỷ USD trợ cấp nông nghiệp hàng năm.

Theo bà Genevieve Donnellon-May, nhà nghiên cứu tại tổ chức Oxford Global Society, trong khi hợp tác đa phương là cần thiết, tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng địa chính trị.

Bình luận