Colombia và Ecuador nỗ lực bảo vệ các vùng đất ngập nước quan trọng trong đợt hạn hán

VOH - Các cộng đồng nông thôn tại dãy Andes ở Colombia và Ecuador đang nỗ lực bảo vệ các vùng đất ngập nước, khi cả hai quốc gia đều gặp tình trạng cắt giảm nước và năng lượng nghiêm trọng.

Cả hai quốc gia, Colombia và Ecuador, đều phụ thuộc nhiều vào các đập thủy điện để cung cấp năng lượng, đã phải đối mặt với hiện tượng thời tiết El Nino nghiêm trọng gây ra hạn hán.

Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và hoạt động gây hại của con người.

Colombia (1)

Khu bảo tồn rừng đầm phá Guatavita, điều chỉnh chu trình nước bằng cách hấp thụ và giải phóng chậm lượng mưa, Colombia. - Ảnh: Reuters

Người dân nơi đây đang nỗ lực bảo vệ các vùng đất ngập nước trên cao, gọi là paramos, và bảo vệ nguồn nước thông qua các nỗ lực phục hồi cây cối bản địa.

Phần lớn các paramos trên thế giới điều tiết chu kỳ nước bằng cách hấp thụ và từ từ giải phóng nước mưa, thường được tìm thấy ở dãy Andes thuộc Colombia, Ecuador và Peru.

Các paramos cho thấy việc bảo vệ thiên nhiên quan trọng như thế nào trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cũng như bảo vệ nguồn nước và đảm bảo tương lai của nông nghiệp.

Bà Patricia Bejarano, giám đốc chi nhánh Conservation International tại Colombia, cho biết: "Sự phá rừng ở Amazon, kết hợp với những biến đổi do biến đổi khí hậu và sự thoái hóa của đất, đã làm thay đổi lưu lượng của nguồn nước."

Cuộc khủng hoảng xảy ra khi Colombia chuẩn bị tổ chức hội nghị về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc tại thành phố Cali vào cuối tháng 10.

Hạn hán đã dẫn đến tình trạng luân phiên cắt nước tại Bogota, thủ đô của Colombia với gần 10 triệu dân. Trong khi mạng lưới điện của Ecuador đã bị đẩy đến bờ vực, khiến Ecuador buộc phải cắt điện để tiết kiệm nước cho các đập thủy điện.

Colombia đã tạm ngừng xuất khẩu điện sang quốc gia láng giềng để củng cố nguồn dự trữ năng lượng của mình.

Bình luận