Xung đột, nghèo đói, khủng hoảng khí hậu và bất bình đẳng kinh tế xã hội toàn cầu là những lý do cơ bản khiến dịch tả bùng phát có xu hướng lớn hơn và nguy hiểm hơn. Việc cung cấp vaccine, cùng với việc cải thiện điều kiện vệ sinh là chìa khóa để ngăn ngừa dịch tả bùng phát, đã cạn kiệt.
Vào tháng 10/2022, Nhóm Điều phối Quốc tế về Cung cấp vaccine, cơ quan quản lý các kho dự trữ khẩn cấp, đã đình chỉ chế độ tiêm chủng 2 liều (dịch tả) tiêu chuẩn để chuyển sang sử dụng một liều duy nhất. Biện pháp cực đoan này nhằm kéo dài nguồn cung vaccine nhưng vào đầu năm nay, kho dự trữ vaccine nhiều nơi vẫn trống rỗng.
Trong khi hơn 1 tỷ mạng sống có nguy cơ mắc bệnh tả, các công ty dược phẩm lại không phục vụ thị trường bệnh tả do lợi nhuận thấp - hậu quả của một căn bệnh ảnh hưởng đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo.
Cùng với tình trạng thiếu vaccine phòng bệnh tả đường uống trên toàn cầu, các nguồn cung cấp khác cũng đang cạn kiệt. Các nhân viên y tế vẫn phải làm việc quá sức khi số lượng các trường hợp khẩn cấp nhân đạo ngày càng tăng đẩy các hệ thống y tế đến điểm đột phá.
Trong khi sự nghèo đói và xung đột là nguyên nhân chính gây ra bệnh tả, thế giới cũng phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, lốc xoáy và hạn hán càng làm giảm khả năng tiếp cận nước sạch và tạo môi trường lý tưởng cho bệnh tả phát triển.
Trong 2 năm qua, WHO đã chi 16 triệu USD từ Quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ 16 quốc gia, bao gồm Malawi, Syria, Zambia, Zimbabwe và Pakistan.
Nhờ những quỹ này, các cộng đồng bị ảnh hưởng đã được tiếp cận với thuốc men và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính quyền các quốc gia và đối tác đã tiếp nhận vật tư và triển khai các giải pháp vệ sinh cũng như các hoạt động gắn kết cộng đồng.
Với tình trạng suy thoái toàn cầu, WHO đã đưa ra lời kêu gọi quyên góp 50 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động đang diễn ra.