Giao tranh tại Nagorno-Karabakh bước vào ngày thứ tư, Armenia nói không cần trợ giúp từ bên ngoài

(VOH) – Giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia bước vào ngày thứ tư, tính đến ngày 30/9, là sự bùng nổ xung đột lớn nhất trong hàng thập kỷ mâu thuẫn của hai bên kể từ sau hiệp ước ngừng bắn năm 1994.

Azerbaijan và người Armenia tại khu vực Nargono-Karabakh cho biết các cuộc tấn công đều được tung ra từ cả hai phía tại một số hướng dọc theo đường liên lạc phân chia hai bên.

Giao tranh đã lan rộng qua bên kia biên giới vùng đất này, có nguy cơ bùng phát thành cuộc chiến lớn giữa hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Một người lính Armenia. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/9, cho biết, ông không cân nhắc đến việc nhờ trợ giúp dựa theo thỏa thuận về Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) nhưng không loại trừ việc làm như vậy. Ông cho biết ông và Putin chưa thảo luận về khả năng Nga can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.

Nga đã dựa vào CSTO cùng với Liên minh Kinh tế Á-Âu, là một khối thương mại khu vực khác để tạo sức ảnh hưởng vào thời kỳ Liên Xô cũ.

Nagorno-Karabakh và một khu vực ly khai nằm trong Azerbaijan nhưng do người Armenia điều hành và được Armenia hỗ trợ. Nó đã tách khỏi Azerbaijan trong một cuộc chiến giai đoạn những năm 1990 nhưng không được bất kỳ quốc gia nào công nhận là một nước cộng hòa độc lập.

Bất kỳ động thái dẫn đến chiến tranh nào cũng đều có khả năng kéo theo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, là hai nước thân cận với Azerbaijan.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết lực lượng quân sự Armenia đã cố gắng lấy lại những khu vực đã mất bằng việc phát động các cuộc phản công vào hướng làng Madaghis, nhưng lực lượng Azerbaijan đã đẩy lùi cuộc tấn công.

Hàng chục người được báo cáo đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương kể từ khi làn sóng giao tranh mới nổ ra vào Chủ nhật.

Bình luận