Thông tin trên được giới chức Indonesia xác nhận và dự kiến ngân sách năm 2019 sẽ tăng lên 15 nghìn tỷ rupiah (1,06 tỷ USD).
Quốc gia Đông Nam Á này đã trải qua năm 2018 được xem là năm chết chóc nhất trong vòng một thập kỷ qua, với hơn 3.000 người thiệt mạng trong loạt thảm họa kép sóng thần và động đất ở các địa phương Sulawesi, Lombok, khu vực quần đảo Tây Java và Sumatra.
Indonesia là đất nước nằm trong tầm hoạt động mạnh của Vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần; đồng thời cũng là đất nước hay xảy ra sự cố như sạt lở đất, lũ lụt và cháy rừng.
Tổng Giám đốc ngân sách thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Askolani cho biết: "Nguồn ngân sách được chuẩn bị dành cho việc ứng phó với thiên tai thảm họa được dự báo trước trong năm 2019."
Theo đó, 5 nghìn tỷ rupiah sẽ dùng cho các vấn đề phục hồi và tái thiết xã hội, và 10 nghìn tỷ còn lại sẽ dành cho công tác ứng phó thảm họa, trích lời của người phát ngôn Bộ Tài chính Nufransa Wira Sakti.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người đang vận động cho kỳ bầu cử vào tháng 4 sắp tới, cho biết tại cuộc họp nội các đầu tiên của năm vào hôm thứ hai 07/01 rằng nhiều nguồn kinh phí sẽ được phục vụ cho việc giáo dục nhận thức và cách ứng phó thảm họa. "Vốn là đất nước có điều kiện địa lý dễ bị thiên tai, chúng tôi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhanh nhạy, tinh thần cảnh giác và kiên cường để đối mặt với bất kỳ thảm họa tự nhiên nào", ông Widodo phát biểu.
Ông Widodo cũng cho rằng sự chuẩn bị cho thiên tai, thảm họa cần phải được đưa vào chương trinh giảng dạy chính thức trong trường học, đồng thời hệ thống cảnh báo sóng thần sớm của đất nước phải được đổi mới.
Người dân đang đi trên cây cầu bị phá hủy bởi thảm họa động đất và sóng thần tại Palu, đảo Sulawesi ngày 7/10/2018 (Ảnh: Reuters)
Khung cảnh hoang tàn đổ nát của đền thờ Hồi giáo Jamiul Jamaah sau trận động đất ở Lombok, Indonesia hồi tháng 8/2018 (Ảnh: NST)
Năm ngoái, Bộ tài chính Indonesia thông báo Bộ này đang có kế hoạch thực hiện một chiến dịch mới trong năm 2019 để gây quỹ khắc phục thiên tai, trong đó có thể bao gồm việc phát hành "trái phiếu dành cho thảm họa". Chính phủ trung ương sẽ bảo đảm phần tài sản nhà nước dành ra nhằm chống thiên tai, thảm họa và sẽ được rút ra khi cần thiết.
Tháng trước, 437 người đã thiệt mạng tại Sunda Strait sau khi núi lửa Anak Krakatau bị sạt lở, kích hoạt đợt sóng thần cao tới 5m tấn công vào bờ biển phía Tây Java và miền Nam Sumatra.
Trước đó vào tháng 9/2018, khu vực Sulawesi cũng đã hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, cướp đi mạng sống của hơn 2.000 người và hàng loạt các trận động đất cường độ mạnh đã san bằng cả một vùng rộng lớn ở bờ biển phía bắc đảo Lombok hồi tháng 8.
Indonesia to double disaster relief budget in 2019 after year of tragedies
(Reuters) - Indonesia will more than double its disaster response budget to 15 trillion rupiah ($1.06 billion) in 2019, officials said on Tuesday, after a series of major natural disasters devastated three regions of the vast archipelago last year.
The Southeast Asian country suffered its deadliest year in over a decade in 2018, when over 3,000 people died in tsunamis and earthquakes
Indonesia straddles the seismically active Pacific Ring of Fire and sees frequent earthquakes, volcanic eruptions, tsunami, and localized incidents like landslides, floods, and forest fires.
“The funds have been prepared in anticipation of 2019,” said Askolani, budgeting director general at the finance ministry.
Five trillion rupiah would be allocated to rehabilitation and reconstruction, while 10 trillion would be reserved for disaster response, said finance ministry spokesman Nufransa Wira Sakti.
President Joko Widodo, who is running for re-election in April, said on Monday more money will be channeled toward disaster education and response.
“Given our disaster-prone geographic conditions, we must be prepared, responsive, alert, and resilient in facing any natural disaster,” he said during the first cabinet meeting of the year.
Widodo has also called for disaster preparedness to be included in the national school curriculum and for a defunct country-wide early tsunami warning system to be renewed.
Last year, the finance ministry said it planned to launch a new strategy in 2019 to fund disaster recovery, which could include selling “catastrophe bonds”. The central government would insure state assets against disaster and then create a disaster risk financing instrument for affected regions to draw upon.
Last month, 437 people were killed along the coasts of the Sunda Strait after a landslide on Anak Krakatau volcano sent waves up to five meters high crashing into western Java and southern Sumatra.
This followed a double quake-and-tsunami disaster in Sulawesi that killed over 2,000 people in September, and a series of major earthquakes that flattened much of the northern coast of the holiday island of Lombok in August.