Theo Đài quan sát thiên văn quốc gia trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (NAOC), số lượng sao xung mới được FAST phát hiện đã vượt qua số lượng của tất cả các kính thiên văn nước ngoài cộng lại trong cùng kỳ.
Sao xung hay sao neutron là một nguồn bức xạ ngoài hành tinh có chu kỳ đều đặn, thông thường được phát hiện ở dạng bùng nổ phát xạ sóng vô tuyến ngắn
Sao xung quay cực nhanh, có nguồn gốc từ lõi nổ tung của các ngôi sao khổng lồ đang chết thông qua vụ nổ siêu tân tinh.
Han Jinlin, nhà khoa học của NAOC giải thích rằng, vì mỗi sao xung có xung và tần số quay riêng nên nó giống như một ngọn hải đăng trong vũ trụ. Nếu con người có thể du hành đến các hành tinh khác trong tương lai, các sao xung có thể hoạt động như hệ thống định vị.
"Chúng tôi có thể đo chính xác tọa độ của các sao xung trong vũ trụ và theo dõi vị trí pha của tín hiệu sao xung cũng như mối quan hệ vị trí tương ứng của chúng, do đó con người không bị lạc đường trong quá trình du hành giữa các vì sao", Han giải thích.
Các sao xung được FAST xác định bao gồm nhiều sao xung đôi và sao xung mili giây, giúp tăng cường cả tính đa dạng và số lượng các sao xung được nghiên cứu, đồng thời góp phần giúp con người hiểu biết hơn về sự hình thành và tiến hóa của chúng.
Kính viễn vọng FAST được đặt trong một vùng trũng, tròn và sâu tự nhiên ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, có diện tích thu sóng bằng 30 sân bóng đá tiêu chuẩn. FAST chính thức đi vào hoạt động vào tháng 1/2020.