Liên Hợp Quốc: Năm 2019 là năm có nhiệt độ nóng thứ hai sau năm 1850

(VOH) – Năm 2019 được xem là năm nóng kỷ lục xếp thứ hai, đứng sau kỷ lục ghi nhận lúc tháng 1/1850 và thập kỷ vừa qua trở thành thập kỷ nóng nhất trong lịch sử loài người, theo WMO hôm 10/3.

Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas cũng cho biết châu Âu đã ghi nhận kỷ lục mùa đông lạnh giá nhất, cũng như phá kỷ lục về khí thải carbon dioxide, khí metan và nitơ oxit, ba loại khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Taalas cho biết trong một buổi họp nhanh về báo cáo thường niên về Khí hậu Toàn cầu 2019 mà cơ quan này công bố rằng lượng carbon dioxide phát thải trong năm 2019 đã đóng góp tỷ lệ ¾ cho tình trạng nóng lên toàn cầu, và vì thời gian tồn tại của nó là hàng trăm năm nên vấn đề vẫn chưa chấm dứt nếu vẫn để tình trạng này tiếp diễn.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết thêm sự tích tụ khí thải nhà kính đang ở mức cao nhất trong 3 triệu năm qua, với nhiệt độ Trái đất đang nóng thêm 3 độ C và mực nước biển dâng thêm 15 mét.

Taalas nói sự nóng lên của các đại dương đã dẫn đến các cơn bão nhiệt đới bất thường, trong đó có một cơn bão đã đổ vào Mozambique hồi tháng 3/2019, là cơn bão mạnh nhất ở khu vực Nam Bán cầu trong khoảng thời gian ít nhất một trăm năm.

Nước biển cũng đang có mức axit cao nhất trong vòng 25 triệu năm và đang gây tác động xấu cho hệ sinh thái biển.

Cháy rừng tại Australia cũng đã góp phần làm tăng lượng khí thải carbon. Ảnh minh họa: AP

Lãnh đạo WMO cũng chỉ ra rằng cháy rừng tại Australia cũng đã tạo ra một lượng khí thải lớn, và nó đang ngày càng phá thêm kỷ lục.

Rất nhiều nhà khoa học nói rằng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, là một trong những nguồn chính gây ra khí thải nhà kính, cần phải chấm dứt vào giữa thế kỷ này nếu nhiệt độ trung bình của Trái đất tiếp tục tăng hơn 1,5 độ C đến năm 2100, là năm mục tiêu đã ấn định trong hiệp ước khí hậu Paris 2015.

Ông Guterres cho biết thế giới đang “lạc lối” trong quá trình tiến đến mục tiêu, và cần nhắm đến mục tiêu cao hơn nữa tại hội nghị khí hậu tiếp theo tại Glasgow vào tháng 11/2020.

Cho đến nay, có 70 quốc gia đã cam kết giảm phát thải khí carbon xuống 0 đến năm 2050, tuy nhiên mức này mới chỉ chiếm ¼ tổng lượng khí thải toàn cầu.

Hiện Nhóm 20 cường quốc kinh tế lớn (G20) chiếm 80% lượng khí thải thế giới.