Đó là kết quả của việc Tổng thống Joe Biden ký luật tạm ngưng giới hạn nợ công ở mức 31.400 tỷ USD để tránh Mỹ vỡ nợ. Luật này cho phép chính phủ Mỹ vay tiền không giới hạn đến ngày 1/1/2025 và chi tiêu cho các dịch vụ công như an sinh xã hội và bảo hiểm y tế Medicare.
Giới hạn nợ đã được tạm ngưng sau khi Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nhiều lần rằng nếu không có biện pháp này, Mỹ sẽ không thể thanh toán được nợ. Vào tháng 1 năm nay, đồng hồ nợ công của Mỹ đã chạm mức tối đa cho phép vay, buộc Bộ Tài chính Mỹ phải dùng các biện pháp khẩn cấp để duy trì hoạt động của chính phủ. Lời cảnh báo này đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ về các mục tiêu chi tiêu.
Ngày làm việc đầu tiên sau khi giới hạn nợ được tạm ngưng, khoản vay của liên bang đã tăng thêm khoảng 400 tỷ USD.
Theo tạp chí New York Times, mốc 32.000 tỷ USD đã đạt được sớm hơn 9 năm so với dự báo trước khi Covid-19 bùng phát. Các chuyên gia cho biết, để tránh khủng hoảng mới, chính phủ cần xử lý các yếu tố gây ra nợ công.
“Khi con số 32.000 tỷ USD không có hồi kết, đã đến lúc xử lý các vấn đề căn bản gây ra nợ công, đó là chi tiêu quá mức và thu nhập không đủ để trả cho khoản nợ này”, Michael A. Peterson, người đứng đầu Quỹ Peter G. Peterson.
Mỹ có thể nợ thêm 127.000 tỷ USD trong 30 năm tới, với chi phí lãi vay chiếm khoảng 40% doanh thu liên bang của Mỹ vào năm 2053.