Hình ảnh đặc biệt về “hành tinh đỏ” vào thứ hai (Ảnh: NASA)
Năm 2011, Lujendra Ojha - tiến sĩ khoa học hành tinh Viện Công nghệ Georgia ở Atlanta và nhóm của mình bắt đầu nghiên cứu và sử dụng một thuật toán máy tính để theo dõi những thay đổi theo thời gian trên bề mặt sao Hỏa. Anh bắt đầu nhận những vệt chảy mạnh mẽ giống như nước dạng lỏng thường chảy vào những tháng ấm hơn và biến mất trong những tháng lạnh.
NASA đã từng tìm thấy bằng chứng về nước trên sao Hỏa trong quá khứ, chủ yếu là ở dạng đông lạnh tại các cực nhưng nhận định, sao Hỏa vẫn không thân thiện lắm với cuộc sống con người.
Trong tháng 3/2015, các nhà khoa học NASA đã đưa ra các bằng chứng hỗ trợ lý thuyết cho rằng một đại dương từng bao phủ 1/5 bề mặt sao Hỏa. "Tìm thấy nước chảy dưới bề mặt sao họa là một trong những lý thuyết mà chúng tôi đã được nghe trong nhiều năm. Nó có ý nghĩa rất lớn về tiềm năng cho sự sống trên hành tinh này" - Doug McCuistion, cựu Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA cho biết.
McCuistion nói rằng, một trong những thách thức lớn đối với các nhà khoa học là tìm đủ nước và oxy để hỗ trợ một phi hành đoàn của con người trên sao Hỏa.
Việc phát hiện thấy nước có thể là một tác động quan trọng trong sứ mệnh “gửi” con người lên sao Hỏa của NASA vào những năm 2030.