Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nga khẳng định sẽ không tấn công NATO

VOH - Nga không có ý định tấn công các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bất chấp mối quan hệ giữa hai bên đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Thông điệp này được ông Vladislav Maslennikov, quan chức phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia ngày 13/1.

Ông Maslennikov nhấn mạnh, NATO đã lựa chọn lộ trình đối đầu với Moscow và tìm cách ngăn chặn một "mối đe dọa" mà họ cho là do Nga gây ra. Song ông khẳng định "Nga chưa bao giờ tìm cách làm xấu đi mối quan hệ với NATO. Chúng tôi không có kế hoạch tấn công các nước thuộc liên minh này".

Dù căng thẳng leo thang, Nga và NATO vẫn duy trì đường dây nóng để liên lạc trong các tình huống khẩn cấp.

Ông Maslennikov chỉ trích NATO vì từ chối các cơ chế đối thoại và hợp tác thông thường, đồng thời nhắc lại việc liên minh này đơn phương ngừng hợp tác với Nga tại Hội đồng Nga-NATO vào năm 2014.

Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine vẫn tiếp diễn, một số quan chức phương Tây lo ngại Nga có thể mở rộng xung đột sang các quốc gia NATO trong vòng 5 - 8 năm tới nếu giành chiến thắng ở Ukraine.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ các suy đoán này, cho rằng chúng chỉ nhằm "dọa dẫm người dân để kêu gọi ngân sách".

NM6M7L6OIBI4FAAJP4VI4U4HME
Tổng thống Nga Putin từng lên tiếng bác bỏ suy đoán cho rằng Nga sẽ tấn công các nước NATO 

Moscow cũng cảnh báo về nguy cơ xung đột lan rộng do phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev. Trong khi đó, Ukraine kêu gọi các đồng minh NATO triển khai bộ binh đến hỗ trợ, với hy vọng điều này sẽ buộc Nga phải chấp nhận các thỏa thuận hòa bình.

Pháp và các đồng minh NATO đã huấn luyện hơn 100.000 binh sĩ Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022, và gần đây Paris không loại trừ khả năng triển khai quân tới Ukraine.

Về các biện pháp trừng phạt, ngày 10/1, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt mạnh nhất từ trước đến nay đối với các công ty năng lượng lớn của Nga, bao gồm Gazprom Neft và Surgutneftegaz, cùng 183 tàu chở dầu. Các biện pháp này được cho là nhằm cắt giảm nguồn thu của Nga trong bối cảnh chiến sự kéo dài.

Dù vậy, Moscow khẳng định sẽ không thay đổi lập trường và tiếp tục nỗ lực đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Bình luận