Cũng theo thống kê, một trong năm loại ung thư có liên quan đến nguyên nhân môi trường và số người chết vì khí độc ở các thành phố đang phát triển tăng nhanh.
Công tác phòng ngừa bệnh tật kém
Báo cáo được tiến hành 10 năm một lần hiển thị các xu hướng sức khỏe, xác định sự thay đổi từ trường hợp tử vong do các bệnh truyền nhiễm, ký sinh và dinh dưỡng đến các bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, ung thư, bệnh tim có liên quan đến lối sống ít vận động và ô nhiễm.
Trẻ em chơi trên bãi biển gần nhà máy điện than ở Jepara, một thị trấn ở Indonesia. (Ảnh: Greenpeace)
Sự thay đổi này chủ yếu là do sự suy giảm toàn cầu về tỷ lệ bệnh truyền nhiễm và giảm các rủi ro môi trường gây ra các bệnh truyền nhiễm. Do tỷ lệ người dân có màn chống muỗi, được sử dụng nước sạch và vệ sinh cao.
Tuy nhiên, tiến sĩ Maria Neira, người đứng đầu về Y tế công cộng và môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Chúng tôi đang chi tiêu nhiều vào điều trị bệnh lao, sốt rét và tiêu chảy hơn 10 năm trước đây. Nhưng chúng tôi chi tiêu chưa đủ vào việc xây dựng tốt hệ thống vệ sinh và nước. Chỉ có 3% chi phí y tế của chúng tôi dùng để phòng ngừa, ngăn không cho người bị bệnh, trong khi 97% là chi dành cho người bệnh".
WHO cho biết, 23% của tất cả các trường hợp tử vong và 26% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn là do các yếu tố môi trường, mà căn bệnh nhóm này mắc phải là đột quỵ, bệnh tim, tiêu chảy và các bệnh ung thư. "Gánh nặng bệnh tật qua trung gian môi trường này cao hơn nhiều ở các nước có thu nhập thấp" – tiến sĩ Neira cho biết thêm.
Cũng theo Neira: “Hầu hết các bệnh môi trường là hoàn toàn có thể phòng ngừa nhưng chúng tôi đã thất bại trong 10 năm qua để giúp các nước đang phát triển tránh những sai lầm; chúng tôi đã thất bại trong việc giúp họ tránh ô nhiễm không khí và chúng tôi đã thất bại đáng kể trong việc tăng số người sử dụng bếp nấu ăn sạch sẽ".
Cho đến nay WHO tập trung giải quyết các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, bệnh lao, Zika và vẫn lan tỏa các thông điệp về các bệnh như đột quỵ, ung thư và bệnh tim.
Các bệnh truyền nhiễm chủ yếu giống như 10 năm trước đây, nhưng dân số đã tăng lên. Đây vẫn là những vấn đề chính, nhưng bệnh không lây nhiễm lại tốn nhiều chi phí chữa bệnh và đòi hỏi sự quan tâm lâu dài.
Ô nhiễm môi trường tàn phá sức khỏe
Một em bé được chẩn đoán có lượng chì quá mức trong máu được điều trị tại một bệnh viện ở Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Ô nhiễm không khí ở các nước đang phát triển đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng. "3,7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí ngoài trời và 4,3 triệu chết do ô nhiễm không khí hộ gia đình, trong khi gần một nửa thế giới vẫn đang nấu ăn như trong thời kỳ đồ đá” - theo Neira.
Tiến sĩ Neira chia sẻ: "Trong quá khứ chúng ta cho rằng, ô nhiễm không khí chỉ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp nhưng chúng ta nên biết ô nhiễm không khí xâm nhập vào máu, dẫn đến đột quỵ và bệnh tim. Đó là một sự thay đổi lớn. Khi chúng ta có 7 triệu ca tử vong một năm vì 2 căn bệnh này thì đó là một vấn đề y tế công cộng…
Chúng ta phải hiểu rằng sức khỏe có liên quan đến lối sống. Sức khỏe liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp chúng ta làm ra, từ các loại thực phẩm chúng ta ăn, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng... Sức khỏe là chúng ta có thể đi bộ ở những nơi có thể để không phát triển các bệnh như tiểu đường. Sức khỏe liên quan đến việc thay đổi mô hình tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng và vệ sinh môi trường của chúng ta".
Các nước đang phát triển, phải hành động ngay để tránh sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe khi đô thị hóa nhanh và con người trở nên dễ bị các bệnh có liên quan đến lối sống ít vận động.
Bảo vệ môi trường, tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường và quy hoạch của thành phố là chìa khóa cho tất cả các phát triển trong tương lai. Sức khỏe cần phải đi vào mỗi phương trình phát triển. “Nếu chúng ta lựa chọn sai lầm bây giờ sức khỏe của chúng ta sẽ bị tàn phá" - tiến sĩ Neira cảnh báo.