Ông Trump tuyên chiến thương mại với EU: “Chúng tôi giữ mọi lá bài”

MỸ - Trong một tuyên bố ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) tiến hành các hoạt động thương mại "bất công và một chiều" với Mỹ.

"Họ đối xử với chúng tôi rất bất công. Họ bán cho chúng tôi 13 triệu chiếc ô tô; chúng tôi không bán cho họ chiếc nào. Họ bán cho chúng tôi các sản phẩm nông nghiệp của họ; chúng tôi hầu như không bán cho họ thứ nào" - RT dẫn lời ông Donald Trump.

Tổng thống Mỹ cũng cho rằng EU đã kiện tất cả các công ty của Mỹ, bao gồm những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ như Apple, Google, Meta.

Ông cảnh báo rằng EU sẽ “suy yếu đáng kể” vì Mỹ “nắm giữ mọi lá bài” trong quan hệ thương mại.

Trong lĩnh vực y tế, ông Trump cáo buộc EU ép các công ty dược phẩm giữ giá thuốc thấp ở châu Âu, trong khi từ chối chia sẻ chi phí nghiên cứu và phát triển. Ông cho rằng điều này đẩy gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng Mỹ và là nguyên nhân khiến giá thuốc tại Mỹ cao "không thể chấp nhận".

68222c7b85f5400e821ed45c-1747101714990583322244
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Phòng Roosevelt ở Nhà Trắng ngày 12/5 - Ảnh: AP

Cùng lúc với phát biểu này, ông Trump công bố một sắc lệnh hành pháp mới nhằm giảm giá thuốc theo toa và kiểm soát thị trường dược phẩm trong nước.

Axios chỉ ra rằng một số cáo buộc của ông Trump không hoàn toàn chính xác. Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu, năm ngoái Mỹ xuất khẩu khoảng 170.000 xe sang EU, trong khi EU xuất khoảng 750.000 xe sang Mỹ cho thấy chênh lệch lớn nhưng không phải hoàn toàn một chiều như ông Trump tuyên bố.

Về tổng thể thương mại, các công ty Mỹ vẫn xuất khẩu sang EU nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc với tổng kim ngạch gần 1.000 tỷ USD trong năm qua.

Phát biểu của ông Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận tạm dừng áp thuế mới tại Geneva – động thái mang tính “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại toàn cầu.

Trong khi chính quyền đương nhiệm hướng đến giảm căng thẳng với Bắc Kinh, ông rump dường như muốn khơi lại một mặt trận thương mại khác với EU, gợi nhớ đến giai đoạn căng thẳng thương mại toàn cầu 2018–2019.

Bình luận