Sắc lệnh của ông Putin, được công bố hôm 3/7, chính thức hóa việc Nga rời khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 ký với Mỹ sau khi Washington rút khỏi hiệp ước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: VN+
Tháng 2/2019, Mỹ đã đưa thông báo về ý định rút khỏi INF, thiết lập một giai đoạn dài 6 tháng để kết thúc hiệp ước này trừ phi Nga quay lại tuân thủ hiệp ước. Nga bác bỏ tất cả các cáo buộc nói rằng nước này phá vỡ cam kết, tố cáo chính Mỹ mới là bên vi phạm thỏa thuận. Nga giờ cũng nối gót Mỹ đình chỉ thực hiện các cam kết trong hiệp ước.
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF là một thỏa thuận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, được ký bởi hai lãnh đạo Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 với nội dung cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Các vũ khí tầm trung được cho là đặc biệt mất ổn định vì chúng chỉ mất thời gian ngắn để tiếp cận mục tiêu so với tên lửa đạo liên lục địa. Điều này có thể khiến cho chỉ huy không đủ thời gian để ra quyết định, làm tăng khả năng xảy ra xung đột hạt nhân toàn cầu về cảnh báo phóng sai.
Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng Nga sẽ không phải là quốc gia đầu tiên triển khai các tên lửa tầm trung mới và à cảnh báo Mỹ chống lại việc triển khai các tên lửa mới ở châu Âu, nói rằng Nga sẽ trả đũa bằng cách bảo vệ các vũ khí nhanh mới sẽ chỉ mất ít thời gian để tiếp cận mục tiêu.