Thông tin về các cuộc không kích được công bố bởi giới chức chính phủ và các nguồn tin bán quân sự.
Vụ tập kích là một trong những hành động ngang ngược nhất mà quân đội Iraq dành một nhóm dân quân lớn được Iran hậu thuẫn trong nhiều năm và cụ thể là nhắm vào phe Kataib Hezbollah, là tổ chức mà Mỹ đã cáo buộc bắn tên lửa vào các căn cứ của quân đội Mỹ và các cơ sở khác ở Iraq.
Binh sĩ Iraq. Ảnh: AP
Các nguồn tin bán quân sự và một quan chức chính phủ cho biết những người bị giam giữ đã được chuyển ngay sau đó đến chi nhánh an ninh của Nhóm Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF), một nhóm bán quân sự trung thành với chính phủ Iraq.
Một quan chức chính phủ khác thì bác bỏ thông tin chuyển giao người bị bắt giữ này và cho biết các dân quân bị bắt vẫn đang bị giam giữ tại các cơ sở an ninh khác. Vẫn chưa rõ con số cụ thể về số người bị bắt.
Cuộc đột kích là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chính phủ của thủ tướng mới của Iraq, Mustafa al-Kadhimi, dự định sẽ thực hiện tốt các cam kết để có hành động cứng rắn chống lại các nhóm dân quân nhắm vào các cơ sở của Mỹ.
Một nguồn tin khác cho Reuters biết có ba chỉ huy của phe Kataib Hezbollah nằm trong số những người bị bắt trong cuộc không kích, một trong số các chỉ huy đó là người Iran. Tuy nhiên, một quan chức của PMF bác bỏ thông tin này.
Người phát ngôn lực lượng liên quân Mỹ ở Iraq và các nguồn lực bán quân sự của Iraq đã phủ nhận việc bất kỳ ai trong số những người bị giam giữ đã được bàn giao cho quân đội Mỹ, sau khi thông tin này được tung ra bởi một quan chức chính phủ.
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đặc biệt là trên đất Iraq đã ở mức cao trong ít nhất một năm, sau vụ Mỹ ám sát tướng cấp cao Qassem Sleimani của Iran và chỉ huy của dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis.
Cả Iran và Mỹ đều ủng hộ việc Kadhimi trở thành thủ tướng sau khi đắc cử vào tháng 5 vừa rồi.