Chờ...

Tổng thống Donald Trump sẽ phát biểu tại hội nghị APEC bất chấp thất bại trong kỳ bầu cử

(VOH) – Dù tiếp tục bác bỏ thất bại trong bầu cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương APEC.

Sự kiện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm nay được tổ chức online do đại dịch COVID-19, quy tụ 21 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương, chiếm 60% GDP toàn cầu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị trực tuyến APEC 2020. Nguồn: AFP

Bắc Kinh đã trở thành động lực chính thúc đẩy nhóm thương mại sau khi Mỹ bắt đầu rút khỏi các tổ chức đa phương trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Sau khi ký kết một hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn hôm thứ Năm, ca ngợi Trung Quốc là điểm trục cho thương mại toàn cầu và cam kết giữ cho nền kinh tế "siêu cỡ" của mình mở cửa.

Washington đã phá vỡ thông lệ và đã không cử đại diện để có bài phát biểu trong hội nghị kéo dài hai ngày này, tuy nhiên một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ khẳng định ông Trump sẽ tham dự trong buổi hội nghị chính thức diễn ra tối thứ Sáu 20/11.

Ông Trump sẽ có bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo đồng cấp, tuy nhiên sự kiện này sẽ gần như không cho truyền thông tiếp cận, theo các quan chức của nước đăng cai chủ trì Malaysia.

Đây chỉ mới là lần thứ hai ông Trump, người đang theo đuổi các thách thức pháp lý sau thất bại trong cuộc bầu cử trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, tham dự APEC, một dịp khác mà ông tham dự là vào năm 2017.

Theo Oh Ei Sun, một nhà phân tích của Học việc Quan hệ Quốc tế Singapore, cho biết rằng Trump sẽ hướng tới mục tiêu "thể hiện mình là 'tổng thống' trên trường toàn cầu".

Ông Trump cũng sẽ muốn “nhấn mạnh lại các dấu ấn của chính quyền ông về chủ nghĩa bảo hộ cũng như trong tiến trình chặn đầu Trung Quốc trong việc muốn tuyên bố quyền lãnh đạo trong chương trình nghị sự tự do thương mại toàn cầu này".

Trump đã nhiều lần tuyên bố mà không có bằng chứng rằng việc bỏ phiếu và số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 3/11 là gian lận, với nhóm vận động tranh cử của ông đã khởi động nhiều vụ kiện.

Trump đã có một đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình, đánh vào nền kinh tế số hai thế giới bằng hàng loạt thuế quan và hạn chế công nghệ, và chính quyền Biden dự kiến sẽ có sự mở rộng “đa sắc thái” mới cho chính sách đối với Trung Quốc hiện tại của Mỹ.

Diễn đàn APEC năm nay được tổ chức sau khi Trung Quốc và 14 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khác ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp ước thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Hiệp ước không bao gồm Mỹ này được cho một cú đảo chiều to lớn của Trung Quốc và thêm bằng chứng cho việc Trung Quốc đang dự thảo nghị trình cho một thương mại toàn cầu khi Mỹ đã rút lui.  

Các cuộc họp của APEC trong những năm gần đây đã bị bao phủ bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo đã không thể đồng ý về một tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh trước đó vào năm 2018, nhưng có hy vọng về một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn của Mỹ dưới thời Biden.