Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tạm thời với rượu mạnh EU

VOH - Theo thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc, từ ngày 15/11, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số loại rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Các nhà xuất khẩu rượu mạnh EU sẽ phải đặt cọc tiền mặt hoặc cung cấp thư bảo lãnh để đảm bảo tuân thủ quy định này.

Đây là biện pháp chống bán phá giá thứ hai mà Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU trong vòng hơn một tháng qua.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các nhà chức trách phát hiện một số nhà sản xuất rượu mạnh của EU bán phá giá sản phẩm tại thị trường Trung Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp rượu nước này.

rượu mạnh  Getty Images
Ảnh minh họa: Getty Images

Cuộc điều tra này là một phần trong những động thái đáp trả của Trung Quốc đối với các chính sách thương mại của EU.

Quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với rượu mạnh EU được xem là một phần trong chiến lược thương mại của Trung Quốc nhằm bảo vệ thị trường nội địa và đối phó với các biện pháp mà EU áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trước đó, ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc, dẫn đến tình trạng căng thẳng thương mại gia tăng giữa hai bên.
Trong quyết định cuối cùng được công bố, Ủy ban châu Âu xác nhận EU sẽ áp dụng mức thuế mới cao nhất tới 35,3%, cao hơn so với mức 10% trước đó đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

CĐối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước.

Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.

Bình luận