Trung Quốc đóng cửa du lịch núi Everest vì ô nhiễm

(VOH) - Trung Quốc thông báo đóng cửa các khu vực cắm trại ở phần núi Everest thuộc lãnh thổ nước này đối với các du khách không có giấy phép leo núi chuyên biệt.

Được biết, đây là một phần của kế hoạch "dọn dẹp" đỉnh núi cao nhất thế giới này. Điểm du lịch leo núi ở Everest thuộc phần lãnh thổ Trung Quốc ở Tây Tạng sẽ đóng cửa tạm thời cho đến khi núi rác được dọn dẹp sạch sẽ, các quan chức Trung Quốc cho biết.

Quyết định này được ban bố chính thức trước nguy cơ dịch vụ du lịch tại ngọn núi cao nhất thế giới có thể bị đóng cửa vĩnh viễn do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khu vực leo núi chính (cao hơn 5.200 m so với mực nước biển) sẽ đóng cửa trong một thời gian chưa xác đinh, cho đến khi hệ sinh thái tại đây trở lại trong lành và sạch sẽ.

Trung Quốc đóng cửa du lịch núi Everest vì ô nhiễm

Núi Everest cao nhất thế giới luôn là điểm đến thu hút du khách đến chinh phục (Ảnh: Getty)

Những năm gần đây, khu vực núi Everest thuộc Trung Quốc ghi nhận sự gia tăng đáng kể lượng khách du lịch, bên cạnh khu vực núi thuộc lãnh thổ Nepal ở phía nam.

Lý do được đưa ra là du khách có thể dễ dàng đến được đỉnh Everest ở phía Trung Quốc vì được vận chuyển bằng xe, trong khi ở Nepal du khách chỉ lên đến đỉnh bằng cách duy nhất là leo núi với thời gian chinh phục lên đến 2 tuần lễ.

Tuy nhiên, lượng du khách gia tăng đáng kể cũng kéo theo nhiều vấn đề, mà trong đó rác thải là vấn đề đang khiến chính quyền hai quốc gia hết sức lo ngại đối với khu vực đỉnh núi cao nhất thế giới.

Theo Tân Hoa Xã, du khách sẽ chỉ được phép đến thăm các khu vực xung quanh núi, mà cụ thể là từ tu viện Rongbuk (ở độ cao gần 5.000 mét so với mực nước biển) trở xuống. Đối với những du khách có giấy phép leo núi cũng phải đảm bảo được các quy tắc bảo vệ môi trường khi đến đây và chỉ được leo núi ở một số khu vực phụ.

Trung Quốc đóng cửa du lịch núi Everest vì ô nhiễm

Du khách vẫn được tự do khám phá Everest lên đến khu vực tu viện Rongbuk ở độ cao gần 5.000m (Ảnh: Getty)

Tháng trước, Trung Quốc cũng thông báo nước này chỉ giới hạn số lượng người leo núi được giấy phép có thể leo đến đỉnh Everest ở độ cao 8.848m (so với mực nước biển) chỉ tối đa 300 người/năm.

Chính quyền Tây Tạng công bố trên trang web chính thức kết quả thu dọn làm sạch môi trường ở khu vực đỉnh núi vào năm ngoái đã thu gom được 8 tấn rác thải, trong đó có cả chất thải của người và các thiết bị leo núi bị bỏ lại.

Trung Quốc đóng cửa du lịch núi Everest vì ô nhiễm

Điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ cực thấp và độ cao kỷ lục gây không ít khó khăn cho công tác dọn dẹp môi trường trên đỉnh núi Everest (Ảnh: Getty)

Trong năm nay, ngoài thu dọn rác thải thì việc thu gom và xử lý những thi thể của những người leo núi đã chết cũng được đặc biệt quan tâm.

Những trường hợp này đa số xảy ra ở khu vực dễ gây tử vong ở độ cao trên 8.000m, nơi không khí quá loãng không đủ để duy trì sự sống lâu dài. Nhiệt độ thấp và độ cao kỷ lục cũng là lý do khiến những thi thể này thường ở lại trên đỉnh núi trong nhiều năm, thậm chí lên đến nhiều thập kỷ mà không được thu dọn.

 

China closes its Everest base camp to tourists

China has closed the base camp on its side of Mount Everest to visitors who don't have climbing permits.

Authorities have resorted to the unusual move to deal with the mounting waste problem at the site.

The ban means tourists can only go as far as a monastery slightly below the 5,200m (17,060ft) base camp level.

More people visit the mountain from the southern side in Nepal, but over the past years numbers have been rising steadily on the Chinese side as well.

The Chinese base camp, located in Tibet, is popular as it is accessible by car - whereas the Nepalese camp can only be reached by a hike of almost two weeks.

The world's highest peak has been struggling with escalating levels of rubbish for years, as the number of visitors rises.

The Chinese Mountaineering Association says 40,000 visited its base camp in 2015, the most recent year with figures. A record 45,000 visited Nepal's base camp in 2016-7 according to Nepal's Ministry of Forests and Soil Conservation.

Ordinary tourists will only be banned from areas above Rongbuk monastery, which is around 5,000m above sea level, according to China's state news agency Xinhua.

Mountaineers who have a permit to climb the 8,848m peak will still be allowed to use the higher camp.

In January, authorities announced that they would limit the number of climbing permits each year to 300.

On Chinese social media, claims have spread in recent days that its base camp will be permanently closed to tourists - but Xinhua cited officials denying that.

The official announcement about the closure was made in December, on the website of the Tibetan authorities.

It stated that three clean-up operations last spring had collected eight tonnes of waste, including human faeces and mountaineering equipment climbers had left behind.

This year's clean-up efforts will also try to remove the bodies of mountaineers who have died in the so-called death zone above 8,000m, where the air is too thin to sustain life for long.

Due to the cold and high altitude, these bodies often remain on the mountain for years or even decades.

Bình luận