Theo đó, phía Trung Quốc khẳng định vấn đề về Tây Tạng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và nước này không cho phép có bất kì sự can thiệp nào từ nước ngoài. Tây Tạng là khu vực mà những người nước ngoài muốn đến sẽ phải được sự cho phép đặc biệt từ chính quyền Bắc Kinh.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thành lập đạo luật yêu cầu Trung Quốc phải mở cửa vùng Tây Tạng với giới ngoại giao, nhà báo và du khách Mỹ. Đạo luật được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua sau nhiều năm chính quyền Mỹ bày tỏ quan ngại về những cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tây Tạng.
Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm phải xác minh xem chính sách cấp phép ra vào vùng Tây Tạng của Bắc Kinh có tương tự như chính sách ra vào các khu vực còn lại khác của Trung Quốc không. Theo đó, nếu nhận thấy Bắc Kinh vẫn giữ nguyên các quy định hạn chế người Mỹ ra vào Tây Tạng, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ thực thi lệnh cấm nhập cảnh Mỹ với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách ở Tây Tạng.
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra tại khu vực cung điện Potala ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng (Ảnh: AFP)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Huaying phát biểu tại buổi họp báo vào hôm nay 20/12 rằng nếu luật được đưa vào thực hiện, đây sẽ là mối đe dọa làm tổn hại quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ.
China says 'resolutely opposes' new U.S. law on Tibet
(Reuters) - China’s foreign ministry said on Thursday it “resolutely opposes” a new U.S. law on Tibet, saying Tibet is an internal affair and that Beijing allows no foreign interference.
U.S. President Donald Trump on Wednesday signed into law the Reciprocal Access to Tibet Act. The law seeks to promote access to Tibet for U.S. diplomats and other officials, journalists, and other citizens by denying U.S. entry for Chinese officials deemed responsible for restricting access to Tibet.
Ministry spokeswoman Hua Chunying told a daily news briefing on Thursday that the law would harm China-U.S. relations if it is implemented.